K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.

Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.

Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.

Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.

Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.

Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.

6 tháng 9 2021

https://loigiaivan.com/cam-nghi-cua-em-ve-mot-nguoi-ban.html 

H/T

6 tháng 9 2021

Trong cuộc sống, ai cũng có một người bạn gần gũi để chia sẻ với nhau từng niềm vui nỗi buồn, để tâm sự nhỏ to những bí mật của riêng mình. Em có một người bạn rất thân, đó là khánh. Chúng em lớn lên ở cùng một con phố, học với nhau từ lớp mẫu giáo. Trải qua bảy năm, tình bạn chúng em vẫn gắn bó và ngày càng thân thiết hơn.

Năm nay khánh 12 tuổi, cùng tuổi với em. Có lẽ vì chúng em có rất nhiều nét tương đồng nên có thể chơi thân với nhau lâu đến vậy. Bạn có đôi mắt to tròn, ẩn giấu dưới cặp kính cận, có gọng kính màu đen. Vì vậy biệt danh em đặt cho bạn là Nô-bi-ta. Khuôn mặt bạn bầu bĩnh, chiếc miệng mở rộng, mỗi khi bạn nhoẻn miệng cười đều thể hiện sự tươi tắn, hồn nhiên. Bạn có dáng người khá mập nhưng rất nhanh nhẹn trong mọi hoạt động và đặc biệt là các môn thể thao.

khánh rất thông minh và học giỏi, đây là điều em khâm phục nhất ở bạn. Bạn luôn đạt kết quả cao trong học tập và làm lớp trưởng trong suốt 5 năm cấp một. Môn học giỏi nhất của bạn là môn Toán, bạn rất thích thử thách mình với những bài toán khó. Mỗi khi có thời gian, bạn thường giảng những bài tập khó để giúp em cùng tiến bộ trong học tập. Không những vậy, khánh còn là một lớp trưởng rất gương mẫu. Bạn luôn đi học sớm, mặc đúng đồng phục và nhắc nhở các bạn trong lớp cùng thực hiện. Những bạn trong lớp có kết quả học tập còn kém, khánh luôn nói chuyện và khuyên nhủ các bạn chăm chỉ làm bài tập. Vì vậy, bạn nhận được sự quý mến và tin tưởng từ bạn bè, thầy cô. Đó là những tính cách của Quang Hải khiến em khâm phục và cố gắng học hỏi từ bạn.

Tuy vậy, khánh cũng là một bạn trai khá nghịch ngợm và hồn nhiên như lứa tuổi của chúng em. Khi có thời gian rảnh rỗi, chúng em thường rủ nhau đi chơi khắp khu phố với những trò tinh nghịch như bắn bi, đá bóng, đá cầu… Em và khánh đặc biệt thích môn bóng đá, chúng em luôn là cặp tiền đạo ăn ý vì vậy đội bóng luôn dành chiến thắng.

Em luôn cảm thấy may mắn khi có một người bạn thân tốt như khánh, chúng em đã cùng lớn lên và học tập bên nhau từ thời ấu. Sau này dù có đi đến phương trời xa xôi, tình bạn của chúng em vẫn luôn gắn bó và chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống.

nhớ k cho mik nha !

6 tháng 9 2021

Chúng ta ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về tuổi học trò, có những niềm vui, nỗi buồn, có những nụ cười và nước mắt. Những kỷ niệm ấy thật đẹp biết mấy nếu như chúng ta có một người bạn để cùng nhau sẻ chia, thấu hiểu.

Tình bạn là những thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và đáng trân trọng. Bởi tuy không có quan hệ máu mủ với nhau nhưng những ai coi nhau là bạn bè đều tin tưởng lẫn nhau. Họ biết quan tâm giúp đỡ, đồng cảm và luôn ở cạnh nhau, sẻ chia với nhau và chẳng ngại những lời nhắc nhở khiển trách khi ta sai và cũng hết lòng ở bên lúc ta chẳng may “lạc đường”.

Khi bạn đứng trước những giông bão của cuộc đời thì họ luôn ở cạnh bạn cho bạn lời khuyên đúng đắn. Khi bạn ngã vào “bùn lầy” thì bạn bè là người sẵn sàng đưa tay cho bạn nắm lấy kéo bạn ra khỏi sai lầm. Tình bạn thì không đến từ một phía nó là cả sự vun đắp giữa hai người từ những điều nhỏ bé nhất, là nền tảng hình thành nên tình bạn.

Tình bạn tuổi học trò vô cùng đáng quý. Một người bạn chân thành sẽ giúp bạn vươn lên trong học tập, cùng nhau cố gắng đạt được những mơ ước. Bạn bè tốt sẽ giúp ta xa lánh cái xấu học tập những điều đáng quý đẹp đẽ trong cuộc sống. Bạn bè tuổi học trò là cùng nhau làm những điều nhỏ bé, góp nhặt những kỷ niệm thành tình thương, cùng nhau ôn bài những ngày thi cử căng thẳng, rồi cùng nhau phấn đấu đạt kết quả cao, cùng nhau rong ruổi khắp những hàng quán ăn vặt ven đường và cùng nhau nô đùa quậy phá.

Và một người bạn chân thành sẽ ở bên bạn suốt những năm tháng tới trường và có thể sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt cuộc đời. Mỗi người đều có một tính cách khác nhau, một suy nghĩ khác nhau cho nên để trở thành bạn cần một sự thấu hiểu vô cùng to lớn. Thật an toàn nếu khi bạn gặp khó khăn đều có một người dang tay giúp đỡ, thật hạnh phúc khi bạn buồn bã có một người ở cạnh bên không ồn ào tới tấp mà chỉ lắng nghe, cho bạn mượn bờ vai để tựa vào.

Một tình bạn không màng đến vật chất giống như Nguyễn Khuyến nói “Bác đến chơi đây ta với ta”. Nếu chúng ta không có được những người bạn tốt quả thực là một điều gì đó đáng buồn vì kỷ niệm thời học sinh đã thiếu đi một gam màu ấm áp và tươi đẹp. Vì vậy chúng ta hãy dùng tấm lòng chân thành của mình đối xử tốt với nhau thì chắc chắn sẽ tìm được tri kỷ.

John Lennon đã từng nói "Thành thật có thể không mang lại nhiều bạn bè – nhưng nó luôn mang lại tình bạn đúng nghĩa”. Một người bạn tuyệt vời sẽ thực sự biết được những điểm yếu của bạn nhưng lại chỉ cho bạn thấy những điểm mạnh bạn cần phát huy; họ hiểu được nỗi sợ trong trái tim của bạn và dùng trái tim của họ để củng cố niềm tin nơi bạn; họ luôn thấy được những lo lắng trong bạn và giúp bạn an tâm hơn.

Hãy dùng trái tim chân thành để tạo cho mình “một chiếc bánh ngọt” tình bạn. Tình bạn không thể phai nhạt bởi không gian hay thời gian, bởi những bi ai hay khổ cực, những điều đó càng khiến tình bạn trở nên vững chắc hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên lại có những người bạn không tốt luôn rủ rê lôi kéo ta vào những việc sai trái khiến ta nhu nhược mù quáng lao vào những trò chơi vô bổ làm ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai sau này. Những người bạn ấy luôn mang sự dối trá, tình cảm con người bị mai một bởi cuộc sống vật chất xa hoa và toan tính, luôn rời bỏ ta những lúc khó khăn họa nạn.

Hãy trân trọng những người xung quanh bạn vì họ chính là người mà bạn có thể tin tưởng sẻ chia những niềm vui, những nỗi buồn. Một tình bạn đẹp rất khó để có được, càng khó để giữ nhưng là thứ mà mọi người không thể thiếu và luôn ao ước. Việc mất đi một người bạn giống như mất đi một phần của tâm hồn, thời gian mặc dù có thể khiến ta không cảm thấy buồn đau thế nhưng thời gian chẳng bao giờ lấp đầy được khoảng trống.

Cả bạn, cả tôi, tất cả chúng ta hãy xây dựng cho mình những tình bạn đẹp đẽ, để cuộc sống này trở nên ý nghĩa hơn, con người xích lại gần nhau hơn và làm cho tuổi thơ, tuổi học trò của chúng ta có những kỷ niệm đẹp nhất. Và hãy coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái không bao giờ lụi tàn dẫu cho thời gian có qua đi hay dẫu cho ta gặp bao sóng gió của cuộc đời, tình bạn vẫn vẹn nguyên không bao giờ thay đổi.

Bố cục :

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... hiếu thảo như vậy) : Cảnh hai anh em chia đồ chơi.

   - Đoạn 2 (tiếp ... trùm lên cảnh vật) : Thủy chia tay lớp học.

   - Đoạn 3 (còn lại) : cảnh hai anh em chia tay.

Tóm tắt

   Câu chuyện kể về cuộc chia tay đầy xúc động giữa hai anh em Thành và Thủy vì bố mẹ ly hôn mà mỗi người một ngả : Thành ở lại thành phố với bố, Thủy về quê cùng mẹ.

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Truyện viết về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy. Nhân vật chính là Thành và Thủy.

Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   a. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất (nhân vật xưng tôi là Thành). Việc lựa chọn ngôi thứ nhất, tác giả thể hiện được những ý nghĩ, cảm xúc, tâm trạng nhân vật trực tiếp và làm tăng tính chân thực.

Dinosaurs Family - Dinosaur Pteranodon And The Egg Stealing Mission

FEATURED BY

   b. Nhan đề : "búp bê" gợi lên sự ngây thơ trong sáng trẻ thơ, gợi liên tưởng đến hai anh em Thành, Thủy trong sáng và đáng yêu. Tiêu đề thể hiện tình huống truyện đau lòng.

Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Các chi tiết thể hiện tình cảm hai anh em :

   - Chia sẻ giúp đỡ : Thủy đem kim chỉ ra sân vận động vá áo cho anh ; Thành giúp em học bài, luôn đón em học về.

   - Gần gũi, yêu thương : Vừa đi vừa trò chuyện, nắm tay thân mật ; Khi chia đồ chơi, muốn nhường hết cho người kia ; Khi chia tay bật khóc.

Câu 4* (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Sự mâu thuẫn :

       + Tru tréo lên khi anh đặt hai con búp bê xa nhau.

       + Khi anh đặt lại chúng cạnh nhau thì Thủy cũng kêu lên "Lấy ai gác đêm cho anh".

   - Cách giải quyết : gia đình tái hợp, không có ly hôn, chia xa.

   - Cách lựa chọn của Thủy : Đặt con Em Nhỏ quàng vào tay con Vệ Sĩ, để con búp bê ở lại gác cho anh.

       + Ý nghĩa : Lòng vị tha, nhân hậu của Thủy. Thể hiện niềm mong ước, khát khao hạnh phúc, không muốn chia lìa.

Câu 5 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Chi tiết gây bàng hoàng trong cuộc chia tay lớp học : Cô tặng Thủy quyển sổ và chiếc bút máy nắp vàng nhưng Thủy không dám nhận vì Thủy không được đi học nữa, mà có thể sẽ đi bán hàng cho mẹ.

   - Ý nghĩa : Sự mất mát, đau xót quá lớn, phải chịu cảnh thất học, phải kiếm sống từ lúc còn nhỏ. Một kết quả đau lòng của hôn nhân đổ vỡ.

Câu 6 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Dắt Thủy ra khỏi trường, Thành kinh ngạc vì trong khi hai anh em đang chịu đựng sự mất mát to lớn như thế thì xung quanh không hề có gì là đồng cảm. Điều này làm tăng nỗi bơ vơ, nỗi đau không được chia sẻ.

Câu 7 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Lời nhắn gửi của tác giả : mái ấm gia đình vô cùng quý giá và quan trọng. Hãy trân trọng và gìn giữ nó.

~HT~

6 tháng 9 2021

* Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu ... hiếu thảo như vậy) : Cảnh hai anh em chia đồ chơi.

- Đoạn 2 (tiếp ... trùm lên cảnh vật) : Thủy chia tay lớp học.

- Đoạn 3 (còn lại) : cảnh hai anh em chia tay.

Câu 1 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Truyện về các nhân vật: Thành, Thủy, ba mẹ,cô giáo Tâm, con Vệ Sĩ, con Em Nhỏ.

Truyện kể về cuộc chia tay của bố mẹ Thành và Thủy kéo theo sự chia tay của hai anh em Thành, Thủy và 2 con búp bê Vệ Sĩ, Em Nhỏ

Nhân vật chính là Thành và Thủy là nhân vật chính

Câu 2 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật xưng tôi- ngôi kể thứ nhất

     + Người xưng tôi là Thành, người chứng kiến mọi sự việc xảy ra, là người trực tiếp trong cuộc

     + Ngôi kể này thể hiện trực tiếp được ý nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật, tăng tính chân thực cho câu chuyện

PauseUnmute

Remaining Time -7:34

X

b, Tên của chuyện là cách nói ẩn dụ về nỗi đau của sự chia ly, trong đó những đứa trẻ vô tội là người gánh hậu họa. Cuộc chia tay của bố mẹ dẫn tới sự chia ly của con cái, bạn bè.

- Thành Thủy đã không để cho hai con búp bê chia tay như nói lên nguyện vọng, mong ước của các em về một mái ấm gia đình.

Bài 3 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Hai anh em Thành Thủy luôn gần gũi, yêu thương và chia sẻ với nhau:

     + Thủy vá áo cho anh

     + Thành chiều nào cũng đón em

     + Khi Thủy nức nở trong đêm trước ngày chia tay, Thành nén khóc nhưng nước mắt tuôn ra như suối

     + Thủy nhường lại con Vệ Sĩ để bảo vệ Thành không mơ ngủ thấy ma

     + Khi ra đi Thủy vẫn dặn Thành về chuyện vá áo

Câu 4 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Thủy và Thành đều muốn nhường nhau đồ chơi. Theo lệnh của mẹ, Thủy để Thành chia đồ chơi nhưng tới khi Thành chia tới hai con búp bê thì Thủy tru tréo giận dữ.

- Cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn chỉ có cách gia đình Thành Thủy đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay

- Chi tiết này làm người đọc thương và quý bạn Thủy vì tấm lòng nhân hậu, vị tha

- Từ đó gợi lên suy nghĩ: Chỉ tại cuộc chia tay của người lớn mà kéo theo nhiều cuộc chia tay đầy nước mắt của trẻ nhỏ, những đứa con.

Câu 5 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Chi tiết khiến cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất:

     + Chi tiết cảm động nhất có thể là chi tiết cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút máy nắp vàng, nhưng Thủy không dám nhận vì lí do không được đi học nữa, cô Tâm tái mặt và nước mắt giàn giụa

     + Thủy phải chuyển trường, Thủy không còn được đi học nữa do nhà bà ngoại quá xa trường, phải đi bán hoa quả ngoài chợ

→Thủy là đứa bé ngoan ngoãn, giàu tình cảm nhưng phải chia tay bạn bè, người thân, đồ chơi, không được đến trường, sớm phải phụ mẹ

Câu 6 (Trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Khi Thủy rời khỏi trường, Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”

     + Anh em Thành tâm trạng vì hai anh em ở trong không khí ảm đạm, bạn bè, thầy cô đau xót trước nỗi đau quá lớn hai anh em đang trải qua

     + Thế nên, nỗi đau ấy không hề tác động gì đến những người khác

- Thành vì quá đau xót nên Thành nghĩ ai cũng biết nỗi đau của hai anh em

- Thiên nhiên vẫn đẹp một cách dửng dưng

→Sự kinh nhạc để biểu hiện tâm trạng đau khổ tột cùng và hâng hụt của Thành.

Câu 7 (Trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả muốn nhắn gửi mọi người:

- Gia đình là điều đáng quý nhất trên đời này. Người lớn cần giữ gìn mái ấm gia đình để che chở, chăm sóc cho con trẻ có cuộc sống đầy đủ về tình cảm. Đừng bao giờ để gia đình đổ vỡ, khiến cho người lớn chia tay và kéo theo bao cuộc chia tay đau đớn của các em nhỏ.

HT 

6 tháng 9 2021

Bạn tham khảo 

Trong gia đình em, ai em cũng yêu cũng thương như nhau, mỗi người trong gia đình lại chiếm một vị trí đặc biệt khác nhau, không ai có thể thay thế được ai cả, nhưng người em kính trọng nhất là bố em. Vì bố là niềm tự hào và mong ước trong lòng em.

Bố em là bộ đội, thời gian ở nhà rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay, từ bé có khi em chẳng mấy khi được gặp, chẳng mấy khi được ôm bố, không được như bọn bạn em được gọi bố hàng ngày, được bố lai đi học, được nũng nịu. Đôi lúc em còn không tưởng tượng ra được bố mình như thế nào nữa, vì khoảng cách với bố quá xa vời, muốn gặp đâu phải thích là được, bố còn bận rất nhiều công việc khác, nên khó ở bên cạnh em suốt được.

Bố em có khuôn mặt tròn, mà đặc biệt nhất là chiếc trán hói, nhìn rất là đáng yêu. Đôi mắt bố trong và rất đẹp, bố không có bị cận nên lúc nào bố cũng nhắc nhở em phải cẩn thận giữ đôi mắt của mình. Bố sống rất bình dị, mọi thứ bố đều rất tiết kiệm. Tuổi thơ của bố không được chơi nhiều như em bây giờ, từ bé bố đã phải lo công việc trong nhà, nên rất vất vả, vừa cố gắng học vừa làm giúp cha mẹ.

Bố kính yêu của em khá là nghiêm khắc, chắc bị lây từ bố, nên tính cách của em khá là khó tính và hơi để ý như bà cụ non, việc cần cẩn thận thì không bao giờ cẩn thận, nhưng những việc không cần thì lại làm tốt hơn người khác. Chẳng hiểu sao mỗi lần thấy bố mặc gì cũng đẹp cũng xinh.

Em hay lôi ảnh của bố lúc trẻ ra ngắm, rồi hỏi mẹ linh tinh những câu chuyện về bố. Bé mỗi lần nhớ bố quá, lại cố gắng viết một lá thư thật dài cho bố, nói là “con nhớ bố”, “bố về mua bánh socola cho con”. Nhưng khi bố về, bố dang đôi tay ra để ôm thì lại chạy thật xa khỏi đấy vì quá sợ hãi không biết phải làm như thế nào.

Bố rất quan tâm mọi người, mỗi lần đi đâu xa bố đều mua quà cho từng người, coi em học bài dù trời đã muộn, thấy bố vẫn xem phim xong học xong thấy bố ngủ khì ở ghế uống nước. Bố chẳng mấy khi nói ra thương con như thế nào nhưng bố luôn âm thầm từ phía sau.

Bố rất hay mắng và bắt em học bài, nhiều lúc ghét bố lắm, nhưng mỗi lần được điểm cao là hạnh phúc vô cùng. Người làm cha làm mẹ chỉ muốn tốt cho con cái thôi.

Bố em rất tâm lí, vào ngày lễ hay dịp gì cũng đều mua bao nhiêu là hoa hồng thơm nức, thích gì đòi bố một tí là được mua.

Em chỉ nhớ có một lần rất lâu về trước, ngày mà bố đi công tác về em không nhận ra bố mình, một đứa trẻ con không nhận ra bố có phải rất đáng thương không. Đó là lần duy nhất trong cuộc đời em không nhận ra bố mình. Giờ thì bố em cũng về nhiều hơn trước một chút rồi, nhưng nó không đủ cho em.

Bố em rất thích làm vườn và trồng cây cảnh, bố em trồng bao nhiêu cây xanh quanh nhà, cây nào cũng đẹp, cũng đáng yêu, mỗi lần về là bố lại bón phân rồi tỉa lá, bắt sâu. Bố rất yêu công việc, lúc nào cũng làm lụng trồng rau cho mẹ, bố em dạy em cách tận hưởng thiên nhiên, dạy em cách sống là chính mình. Có đôi lúc em thấy mình thật may mắn, có lẽ vì em xa bố em lâu quá, nên em không có những trận đánh đòn, không có những ngày bị bố la mắng, nhưng bị bố mắng khóc những lúc làm sai thì tất nhiên là có.

Em rất thương bố, rất muốn lớn thật nhanh để làm giúp bố tất cả mọi việc. Cuộc sống bên ngoài toàn cạm bẫy và những sự đố kị, đôi lúc muốn mình nhỏ bé bên vòng tay cha mẹ để tránh tất cả những nguy hiểm của cuộc sống. nhưng phải lớn thôi vì cuộc sống là không chờ đợi, bố mẹ cũng đang đợi mình tự tin vững bước vào tương lai.

Bạn tham khảo 

Bố – sao tiếng gọi lại tha thiết, thân thương đến vậy? Người bố, đó là người đã sinh thành ra chúng ta, đã nuôi dưỡng chúng ta. Bố là mái ấm che chở, bảo vệ cho chúng ta, là trụ cột vững chắc trong gia đình.

Em cũng có một người bố mẫu mực. Dáng bố trông thật to cao và em cũng rất hãnh diện vì cái dáng đó của bố đối với bạn bè. Bố là một người rất yêu thương em. Có một câu chuyện mà em còn nhớ mãi. Chả là thế này, ngày xưa, nhà em nghèo lắm. Tết đến, cả gia đình em ra phố chơi xuân như mọi gia đình khác. Thấy con người ta, tay đứa nào cũng cầm quà do bố mẹ tặng mà con mình lại không có. Bố thương em quá, nghĩ em tủi thân liền bỏ ngay chiếc áo mới được cho để đi đổi lấy tiền mua quà cho em vui. Khi nhận được món quà ấy, em cảm thấy rất vui mừng, hạnh phúc. Nhưng sau đó, em lại thấy chạnh lòng thương bố, vì em mà bố đã đánh đổi cả cái áo quý giá nhất cho em để em được hạnh phúc. Em cảm thấy rất xấu hổ vì đã có nhiều lần không nghe lời như không làm bài tập, cãi lại lời bố mẹ.

Dù rất chiều em như vậy đó. Thế nhưng chiều thì chiều nhưng bố vẫn luôn luôn nghiêm khắc dạy bảo em. Những lần đi chơi không xin phép là những trận đòn nhừ tử đau đến chết. Bố rất tâm lý, bố luôn dùng những lời lẽ phải trái để khuyên răn cho em mỗi khi em mắc lỗi. Chỉ đến lần thứ hai thì bố mới dùng đến roi vọt.

Bố luôn luôn hướng đến cái tốt cho em, tránh điều xấu xa cho con mình. Chỉ một biểu hiện bất bình thường nhất thôi là: trong bữa ăn, bố chỉ toàn gắp thức ăn sang bát em và mẹ mà chẳng bao giờ cho mình. Những gì tốt đẹp là bố mình dành cho em hết.

Bố thương em nên rất lo đến tương lai học hành của em. Bố không bao giờ tiếc một thứ gì để cho em được học. Đối với em, bố cho rằng chẳng có nhiệm vụ nào khác ngoài ăn học. Tuy nhiên, bố không chỉ cho em học mà còn nhắc nhở em cả về thể thao nữa. Nghĩ là làm, thế là trong thời gian biểu của em có thêm một hoạt động nữa, đó là vào sáng sớm, cả hai bố con cùng dậy đi chạy bộ quanh hồ. Cũng có khi, vào buổi chiều, nếu rỗi, em có thể theo bố đi tập cử tạ. Nhờ thế mà em cũng có một sức khỏe, thể lực khá tốt. Bố có lúc còn dạy em đánh ghi ta nữa. Nhìn những ngón tay điêu luyện lướt trên dây đàn, em cảm thấy quá thán phục và cảm ơn ông trời đã ban cho em một người bố rất tốt và tâm lý với em.

Bố thương em như thế đó. Tình yêu thương mà bố dành cho em là vô bờ bến. Em cảm nhận được tình yêu ấy nên em cũng rất thương bố. Em luôn luôn muốn làm bố thật vui vẻ để trả ơn cho bố. Công bố đúng như một bài ca dao:

"Công cha như núi Thái Sơn"

hay

"Công cha như núi ngất trời"

Giờ, bố em đã đi công tác xa được gần một tháng. Em nhớ bố quá. sắp tết rồi, thời tiết sẽ lạnh lắm. Bố ơi, bố phải mặc nhiều áo ấm đấy nhé! Bố phải giữ sức khỏe đấy, nếu không sẽ bị cảm. Bố có biết thiếu bố, con cảm thấy buồn và cô đơn đến thế nào không? Con chỉ mong sao, bố sẽ quay trở về ngay lập tức để con sẽ ôm chầm lấy bố để chỉ nói một câu, một câu thôi. Đó là: Con yêu bố!

Bạn tham khảo

Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…

Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!

Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện để kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề !

Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.

Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.

Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.cam nghi ve người cha em

Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!

HT 

 ngón tay, từ bé có khi em chẳng mấy khi được gặp, chẳng mấy khi được ôm bố, không được như bọn bạn em được gọi bố hàng ngày, được bố lai đi học, được nũng nịu. Đôi lúc em còn không tưởng tượng ra được bố mình như thế nào nữa, vì khoảng cách với bố quá xa vời, muốn gặp đâu phải thích là được, bố còn bận rất nhiều công việc khác, nên khó ở bên cạnh em suốt được.

Bố em có khuôn mặt tròn, mà đặc biệt nhất là chiếc trán hói, nhìn rất là đáng yêu. Đôi mắt bố trong và rất đẹp, bố không có bị cận nên lúc nào bố cũng nhắc nhở em phải cẩn thận giữ đôi mắt của mình. Bố sống rất bình dị, mọi thứ bố đều rất tiết kiệm. Tuổi thơ của bố không được chơi nhiều như em bây giờ, từ bé bố đã phải lo công việc trong nhà, nên rất vất vả, vừa cố gắng học vừa làm giúp cha mẹ.

Bố kính yêu của em khá là nghiêm khắc, chắc bị lây từ bố, nên tính cách của em khá là khó tính và hơi để ý như bà cụ non, việc cần cẩn thận thì không bao giờ cẩn thận, nhưng những việc không cần thì lại làm tốt hơn người khác. Chẳng hiểu sao mỗi lần thấy bố mặc gì cũng đẹp cũng xinh.

Em hay lôi ảnh của bố lúc trẻ ra ngắm, rồi hỏi mẹ linh tinh những câu chuyện về bố. Bé mỗi lần nhớ bố quá, lại cố gắng viết một lá thư thật dài cho bố, nói là “con nhớ bố”, “bố về mua bánh socola cho con”. Nhưng khi bố về, bố dang đôi tay ra để ôm thì lại chạy thật xa khỏi đấy vì quá sợ hãi không biết phải làm như thế nào.

Bố rất quan tâm mọi người, mỗi lần đi đâu xa bố đều mua quà cho từng người, coi em học bài dù trời đã muộn, thấy bố vẫn xem phim xong học xong thấy bố ngủ khì ở ghế uống nước. Bố chẳng mấy khi nói ra thương con như thế nào nhưng bố luôn âm thầm từ phía sau.

Bố rất hay mắng và bắt em học bài, nhiều lúc ghét bố lắm, nhưng mỗi lần được điểm cao là hạnh phúc vô cùng. Người làm cha làm mẹ chỉ muốn tốt cho con cái thôi.

Bố em rất tâm lí, vào ngày lễ hay dịp gì cũng đều mua bao nhiêu là hoa hồng thơm nức, thích gì đòi bố một tí là được mua.

Em chỉ nhớ có một lần rất lâu về trước, ngày mà bố đi công tác về em không nhận ra bố mình, một đứa trẻ con không nhận ra bố có phải rất đáng thương không. Đó là lần duy nhất trong cuộc đời em không nhận ra bố mình. Giờ thì bố em cũng về nhiều hơn trước một chút rồi, nhưng nó không đủ cho em.

Bố em rất thích làm vườn và trồng cây cảnh, bố em trồng bao nhiêu cây xanh quanh nhà, cây nào cũng đẹp, cũng đáng yêu, mỗi lần về là bố lại bón phân rồi tỉa lá, bắt sâu. Bố rất yêu công việc, lúc nào cũng làm lụng trồng rau cho mẹ, bố em dạy em cách tận hưởng thiên nhiên, dạy em cách sống là chính mình. Có đôi lúc em thấy mình thật may mắn, có lẽ vì em xa bố em lâu quá, nên em không có những trận đánh đòn, không có những ngày bị bố la mắng, nhưng bị bố mắng khóc những lúc làm sai thì tất nhiên là có.

Em rất thương bố, rất muốn lớn thật nhanh để làm giúp bố tất cả mọi việc. Cuộc sống bên ngoài toàn cạm bẫy và những sự đố kị, đôi lúc muốn mình nhỏ bé bên vòng tay cha mẹ để tránh tất cả những nguy hiểm của cuộc sống. nhưng phải lớn thôi vì cuộc sống là không chờ đợi, bố mẹ cũng đang đợi mình tự tin vững bước vào tương lai.

                                       hok tốt !!

6 tháng 9 2021

Mình chỉ gi được ít vì mình mới học lớp 4

Trong mùa dịch này xã em khuyên cáo ''ai ở đâu ở đó '' em cảm thấy rất buồn khi ở nhà. Nhưng em đã vượt  lỗi buồn bằng cách vẽ về các y  bác sĩ đã quên thân mình vì dất nước hi sinh . Em ủng hộ về điều đó vì năm ngoái em đã được cô mĩ thuật đã đóng khung và treo tranh của em . Em mong các y bác sĩ sớm thắng đại dịch.

6 tháng 9 2021

Bạn tham khảo:

Tạm đóng cửa trường học là một phần trong hàng loạt biện pháp cần thiết và đúng đắn  nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 và bảo vệ sức khoẻ học sinh trong bối cảnh bệnh dịch diễn biến phức tạp.

Nhưng để  nghỉ học mà không gián đoạn quá trình học,  chúng ta có thể tổ chức học trực tuyến (online) cho các học sinh, bao gồm học trên truyền hình, học bằng ứng dụng và nền tảng web qua Internet.

Hiện các đài truyền hình đã sản xuất và phát sóng chương trình dạy học các lớp bậc phổ thông, nhiều trường học đã thực hiện dạy học trực tuyến qua Internet và thị trường dạy thêm học thêm cũng trở nên sôi động.

Tuy nhiên,hiện có nhiều người cổ xuý coi giáo dục trực tuyến là chìa khoá vạn năng, học trực tuyến hoàn toàn có thể thay thế phương pháp truyền thống thì tôi băn khoăn.

Bài viết này chỉ phân tích sự bất khả thi của việc triển khai học trực tuyến đại trà tại thời điểm hiện tại và Bộ Giáo dục đã đúng khi tiếp cận rất dè dặt và cẩn trọng trong những chỉ đạo học trực tuyến.

Sự bất khả thi này đến từ nhiều nguyên nhân: chương trình học hiện tại không được thiết kế để học trực tuyến nếu thực hiện phải cắt bỏ hết và chỉ còn phần lõi rất nhỏ của chương trình; nền tảng công nghệ thông tin; quá trình số hoá tài liệu đề cương gần như chưa được thực hiện trước khi đại dịch xảy ra và nếu có thì cũng chưa qua bất kì kiểm định nào; các trường học chưa thể chuẩn bị đủ nhân lực và vật lực để triển khai hàng loạt; chưa có nghiên cứu về tác động của học trực tuyến đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần đối với trẻ em Việt Nam, các phương án tài chính năm học v.v…

Khi bàn về chính sách, một tiêu chí vô cùng quan trọng đó là sự sẵn sàng. Các nguyên nhân nói trên chủ yếu là sự sẵn sàng của phía cung cấp dịch vụ tức là các tổ chức giáo dục và ở đây là sự sẵn sàng của người sử dụng dịch vụ cụ thể là học sinh và cha mẹ học sinh.

Sự sẵn sàng của người sử dụng dịch vụ bao gồm những gì? Đó là nhận thức của phụ huynh và học sinh về học trực tuyến, là khả năng làm chủ các công cụ bao gồm máy móc và phần mềm trong quá trình học, khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh khi chuyển qua một mô hình học tập hoàn toàn mới, không gian học tập tại nhà hoặc nơi đặt máy, ý thức tự giác của người học và một điều rất tế nhị nữa là khả năng chi trả của phụ huynh.

Không biết đã có nhà trường hay thầy cô nào đặt câu hỏi phụ huynh, học sinh nghĩ gì khi nhận được tin nhắn thông báo thời khoá biểu học trực tuyến, có biết rằng với thu nhập hiện tại của không ít gia đình Việt Nam thì việc mua một chiếc máy tính (xách tay hoặc để bàn) là một việc khó khăn về tài chính hay thậm chí chỉ là mua thêm một chiếc webcam và micophone để lắp thêm vào máy tính cũng phải cân nhắc? Đã bao nhiêu người từng lo lắng khi nhìn thấy những đứa trẻ nằm trên sofa hay giường ngủ hay bất cứ chỗ nào có thể dán vào màn hình chiếc ipad hoặc chiếc điện thoại di động nhỏ xíu để học trực tuyến? Bao nhiêu người nghĩ đến rủi ro về chập điện, cháy nổ (điều này đã xảy ra) khi đứa trẻ ở nhà? Còn nhiều câu hỏi tương tự nữa.

Chúng ta có nhiều lí do để thúc đẩy triển khai trực tuyến: Rằng thì nghỉ lâu trẻ sẽ quên kiến thức. Rằng thì nghỉ lâu trẻ sẽ mất nếp học… Bộ và các Sở cũng đã chỉ rõ các trường nên hướng dẫn ôn tập cho học sinh chứ không phải dạy mới. Và Bộ cũng có những điều chỉnh về thời gian kết thúc năm học nên về cơ bản lượng kiến thức không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi kì nghỉ.

Nghỉ học là biện pháp khẩn cấp đối phó với khủng hoảng. Đây là thời gian vàng để chính quyền ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng và cũng là thời gian vàng để nhân dân đặc biệt là các em học sinh học cách đối phó với dịch bệnh và phòng vệ bản thân. Khi sự hoảng loạn qua đi, người dân đã được giáo dục kỹ năng sinh tồn trong thời kì dịch bệnh thì trước khi có giải phát triệt để tức là có vác xin phòng bệnh thì việc sống chung với bệnh dịch là tất yếu. Khi đó không chỉ trường học mà tất cả các hoạt động của xã hội sẽ trở lại bình thường.

Vậy học trực tuyến với những ưu điểm của nó đang góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục, nhưng triển khai là câu chuyện khác,  cần những điều tra rộng và kỹ về các vấn đề nêu trên và có những chính sách phụ trợ cần thiết ra đời trước khi áp dụng.

Cre: Lazi

@Pheng

6 tháng 9 2021

A.Đoạn văn trên nằm trong văn bản” Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài

B. Phương thúc biểu đạt chính là tự sự

C. Từ “ tôi” trong đoạn trích trên chỉ người anh trai Thành

D. Những từ láy sử dụng trong đoạn văn trên: thỉnh thoảng, khe khẽ, tru tréo , giận dữ

E. Từ đồng nghĩa với “ giận dữ” là “ Tức giận”

G. Nội dung chính của đoạn văn trên là nói về cuộc chia đồ chơi của hai anh em Thành và Thuỷ

6 tháng 9 2021

a, Cuộc chia tay của những con búp bê - Tác giả : 

b, biểu cảm

c, người anh trai

d, thỉnh thoảng

e, bực tức , tức giận

g, ...

học tốt

6 tháng 9 2021

ngu si

6 tháng 9 2021

bọn m bỏ ngay cái thói bảo ng khác ngu si ik