K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5

- Phân bố: Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

- Khí hậu:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 210C.

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1700 mm.

- Sinh vật

+ Động vật: Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ.

+ Thực vật: Rừng gồm nhiều tầng, trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây... do nguồn ánh sáng, nhiệt ẩm dồi dào, đất nhiều chất dinh dưỡng.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
8 tháng 5

Em tham khảo nhé.

https://bacgiang.gov.vn/chi-tiet-bien-dao-vn/-/asset_publisher/YiOFlAxwJhRr/content/19-hoc-sinh-sinh-vien-viet-nam-can-co-y-thuc-va-trach-nhiem-nhu-the-nao-trong-su-nghiep-bao-ve-chu-quyen-bien-ao-cua-ta-tren-bien-ong-

Câu 1. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc? A. Thờ cúng tổ tiên.                                               B. Thờ thần tài. C. Thờ Đức Phật.                                                   D. Thờ thánh A-la. Câu 2. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc mới được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc? A. Chế tạo đồ thủy...
Đọc tiếp

Câu 1. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?

A. Thờ cúng tổ tiên.                                               B. Thờ thần tài.

C. Thờ Đức Phật.                                                   D. Thờ thánh A-la.

Câu 2. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc mới được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Chế tạo đồ thủy tinh.                                        B. Làm đồ gốm.

C. Đúc trống đồng.                                                D. Sản xuất muối.

Câu 3. Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Tết Đoan Ngọ.                                                 B. Lễ Giáng sinh.

C. Lễ Phật đản.                                                    D. Tết dương lịch.

Câu 4. Khi du nhập vào Việt Nam, tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch hằng năm) mang ý nghĩa là

A. tết diệt sâu bọ.                                             B. tết đoàn viên.

C. tết báo hiếu.                                                 D. tết thiếu nhi.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục được duy trì.

B. Phong tục ăn trầu… được truyền từ đời này sang đời khác.

C. Người Việt tiếp thu tiếng Hán để thay thế tiếng mẹ đẻ.

D. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe – nói bằng tiếng Việt.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc của người Việt dưới thời bắc thuộc?

A. Học một số phát minh kĩ thuật như: làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh.

B. Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp.

C. Tiếp thu tư tưởng, phụ quyền nhưng vẫn tôn trọng phụ nữ.

D. Chủ động tiếp thu chữ Hán và tiếng Hán để thay thế ngôn ngữ mẹ đẻ.

Câu 7. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất (931) của người Việt đặt dưới sự lãnh đạo của ai?

A. Khúc Thừa Dụ.                                            B. Ngô Quyền.

C. Dương Đình Nghệ.                                      D. Khúc Hạo.

Câu 8. Ngô Quyền đã lựa chọn địa điểm nào làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lược?

A. Vùng cửa sông Tô Lịch.                          B. Vùng cửa sông Bạch Đằng.

C. Làng Ràng (Thanh Hóa).                         D. Núi Nưa (Thanh Hóa).

Câu 9. Chức quan nào đứng đầu An Nam Đô hộ phủ của nhà Đường?

A. Thái thú.                                                 B. Thứ sử.

C. Tiết độ sứ.                                              D. Huyện lệnh.

Câu 10. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?

A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (905).

B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ (907).

C. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (939).

D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938).

Câu 11. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:

“Đố ai trên Bạch Đằng giang,

Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,

Phá quân Nam Hán tời bời,

Gươm thần độc lập giữa trời vang lên”

A. Ngô Quyền.                                                     B. Khúc Thừa Dụ.

C. Dương Đình Nghệ.                                         D. Mai Thúc Loan.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách của Khúc Hạo?

A. Định lại mức thuế cho công bằng.

B. Lập sổ hộ khẩu để quản lí cho thống nhất.

C. Duy trì chính sách bóc lột của nhà Đường.

D. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (938)?

A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.

B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.

C. Quân Nam Hán lực lượng không đông, khí thế kém cỏi, vũ khí thô sơ.

D. Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền và các tướng lĩnh khác.

Câu 14. Vương quốc Chăm-pa được hình thành vào khoảng thời gian nào dưới đây?

A. Đầu thế kỉ I.                                            B. Cuối thế kỉ II.

C. Đầu thế kỉ III.                                         D. Cuối thế kỉ IV.

Câu 15. Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ ách cai trị của

A. nhà Hán.                                                 B. nhà Ngô.

C. nhà Lương.                                             D. nhà Đường.

Câu 16. Tên gọi ban đầu của vương quốc Chăm-pa là gì?

A. Pa-lem-bang.                                        B. Lâm Ấp.

C. Chân Lạp.                                             D. Nhật Nam.

Câu 17. Thế kỉ IX, người Chăm-pa chuyển Kinh đô từ Vi-ra-pu-ra về

A. Sin-ha-pu-ra.                                       B. In-đra-pu-ra.

C. Pa-lem-bang.                                      D. Pi-rê.

Câu 18. Lãnh thổ của vương quốc Chăm-pa chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Tây Bắc.                                            B. Đông Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.                                  D. Nam Trung Bộ.

Câu 19. Hiện nay ở Việt Nam có công trình văn hoá Chăm nào đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?

A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).  

B. Tháp Chăm (Phan Rang).

C. Tháp Pô Nagar (Khánh Hòa).                                     

D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận).

Câu 20. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về Vương quốc Chăm-pa?

A. Ra đời sau thắng lợi của cuộc chiến đấu chống lại ách đô hộ của nhà Hán.

B. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là khai thác thủy – hải sản.

C. Cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Khơ-me cổ.

D. Phật giáo là tôn giáo duy nhất được cư dân Chăm-pa sùng mộ.

 

 

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Kể tên các các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong lịch sử đấu tranh chống chế độ cai trị phong kiến phương Bắc trước thế kỉ X?

Câu 2: Em hãy trình bày về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí ? Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì ?

Câu 3: Nêu những biểu hiện cho thấy, trong suốt thời Bắc thuộc, người Việt luôn có ý thức gìn giữ nền văn hóa bản địa của mình?

Câu 4: Nhân dân ta đã làm gì để bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc trong hàng nghìn năm Bắc thuộc?

 

2
6 tháng 5

Trắc nghiệm:
Câu 1: A. Thờ cúng tổ tiên.
Câu 2: A. Chế tạo đồ thủy tinh.
Câu 3: A. Tết Đoan Ngọ.
Câu 4: A. tết diệt sâu bọ.
Câu 5: C. Người Việt tiếp thu tiếng Hán để thay thế tiếng mẹ đẻ.
Câu 6: D. Chủ động tiếp thu chữ Hán và tiếng Hán để thay thế ngôn ngữ mẹ đẻ.
Câu 7: C. Dương Đình Nghệ.
Câu 8: B. Vùng cửa sông Bạch Đằng.
Câu 9: C. Tiết độ sứ.
Câu 10: D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938).
Câu 11: A. Ngô Quyền.
Câu 12: C. Duy trì chính sách bóc lột của nhà Đường.
Câu 13: C. Quân Nam Hán lực lượng không đông, khí thế kém cỏi, vũ khí thô sơ.
Câu 14: B. Cuối thế kỉ II.
Câu 15: A. nhà Hán.
Câu 16: B. Lâm Ấp.
Câu 17: B. In-đra-pu-ra.
Câu 18: D. Nam Trung Bộ.
Câu 19: A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
Câu 20: B. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là khai thác thủy – hải sản.

Tự luận:
Câu 1: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trước thế kỉ X bao gồm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Lý Bí, và khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí bắt đầu vào năm 542 khi Lý Bí nổi dậy chống lại ách đô hộ của nhà Lương, đánh chiếm thành Luy Lâu và tự xưng là Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Ý nghĩa của tên nước Vạn Xuân là “mùa xuân vĩnh cửu”, thể hiện khát vọng về một đất nước độc lập, tự chủ và thịnh vượng.
Câu 3: Trong suốt thời Bắc thuộc, người Việt đã gìn giữ nền văn hóa bản địa thông qua việc duy trì các phong tục, tín ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giày trong các dịp lễ tết, và sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày.
Câu 4: Nhân dân ta đã bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc bằng cách duy trì các giá trị truyền thống, tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa từ bên ngoài phù hợp với bản sắc dân tộc, và không ngừng đấu tranh chống lại sự đô hộ của phong kiến phương Bắc để giữ gìn độc lập, tự chủ.

Đây là địa lí á😅😅😅😅

6 tháng 5

cho mình hỏi

6 tháng 5

Tk:Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn cung chủ yếu là từ hồ nước, từ các con suối hay từ các con sông nhỏ hơn nơi có độ cao hơn. Các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển; nơi tiếp giáp với biển được gọi là cửa sông.

6 tháng 5

43 là sao ạ

 

A. Phân môn Địa lí I/ Trắc nghiệm : Chọn đáp án đúng Câu 1: Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là A. Địa hình, sinh vật, nguồn vốn, khí hậu. B. Khí hậu, địa hình, nguồn nước, đất đai. C. Nguồn nước, dân số, khí hậu, địa hình. D. Đất đai, nguồn vốn, dân số, chính sách. Câu 2: Mật độ dân số là: A. Số dân trung bình của các nước. B.Số người sống trên...
Đọc tiếp

A. Phân môn Địa lí

I/ Trắc nghiệm : Chọn đáp án đúng

Câu 1: Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là

A. Địa hình, sinh vật, nguồn vốn, khí hậu. B. Khí hậu, địa hình, nguồn nước, đất đai.

C. Nguồn nước, dân số, khí hậu, địa hình. D. Đất đai, nguồn vốn, dân số, chính sách.

Câu 2: Mật độ dân số là:

A. Số dân trung bình của các nước. B.Số người sống trên một khu vực rộng lớn.

C.Tổng số dân của thế giới. D.Số người trung bình tính trên đơn vị diện tích.

Câu 3: Các thành phần của tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng gọi là:

A. Điều kiện tự nhiên. B.Yếu tố tự nhiên.

C. Tài nguyên thiên nhiên. D.Nhân tố tự nhiên.

Câu 4: Việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào:

A. Trình độ phát triển của mỗi nước B.Số dân của mỗi nước.

C. Nhu cầu của mỗi nước. D.Thị trường xuất khẩu.

Câu 5 : Đâu không là yếu tố ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất?

A. Đưa các loại cây trồng như cam, chanh từ châu Á sang trồng ở Nam Mĩ.

B. Con người tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.

C. Đưa khoai tây, thuốc lá, cao su… từ châu Mĩ sang trồng ở châu Phi, châu Á.

D. Đưa nhiều loài động vật như bò, cừu, thỏ sang nuôi ở Ô-xtrây-li-a và Niu Di –lân.

Câu 6: Ý nào nói về tác động tích cực của con người đối với sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất?

A. Con người phá rừng, đồi xây dựng các công trình đô thị mới.

B. Con người tiến hành săn bắt động vật quí làm thuốc chữa bệnh.

C. Con người phá rừng bừa bãi làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật.

D. Con người lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật.

Câu 7: Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?

A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.

C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.

D. Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á; phần lớn châu Âu,phía đông của lục địa Bắc Mỹ.

Câu 8: Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực cụ thể nào sau đây?

A. Đồng bằng. B. Hoang mạc, miền núi, hải đảo.

C.Ven biển, các con sông lớn. D. Các trục giao thông lớn

Câu 9: Châu Á là nơi có nhiều thành phố với số dân từ 1 triệu người trở lên vì:

A. Đông dân, nền kinh tế đang phát triển. B.Nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới.

C. Có mức sống cao nhất thế giới. D. Sản xuất công nghiệp là chủ đạo.

Câu 10: Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của

A. Số lượng loài. B. Môi trường sống.

C. Thành phần loài. D. Nguồn cấp gen.

Câu 11: Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật là:

A. Địa hình. B. Con người. C. Khí hậu. D. Sinh vật.

Câu 12: Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?

A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.

B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.

C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

Câu 13: Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở:

A. Đới ôn hòa và đới lạnh. B. Xích đạo và nhiệt đới.

C. Đới nóng và đới ôn hòa. D. Đới lạnh và đới nóng.

Câu 14: Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?

A. Hồ Thác Bà. B. Hồ Ba Bể. C. Hồ Trị An. D. Hồ Tây.

Câu 15: Hồ móng ngựa được hình thành do:

A.Sụt đất B.Núi lửa C.Băng hà D. Khúc uốn của sông

Câu 16: Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của:

A. Số lượng loài. B. Thành phần loài.

C. Nguồn cấp gen. D. Môi trường sống.

Câu 17:Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực, động vật trên Trái Đất?

A. Lai tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi.

B. Mang cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.

C. Khai thác rừng bừa bãi, thu hẹp nơi sinh sống của sinh vật.

D. Trồng và bảo vệ rừng.

Câu 18: Sông, hồ không có giá trị nào sau đây?

A. Là nguồn nước cung cấp cho các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của con người

B. Là phương tiện giao thông đường thuỷ quan trọng.

C. Chiếm 70% lượng nước ngọt trên Trái Đất.

D. Là môi trường để phát triển nghề đánh bắt cá, nuôi thuỷ sản, du lịch nghỉ dưỡng.

II/ Tự luận :

Câu 1: Nguyên nhân nào khiến dân cư thế giới phân bố không đều?

Câu 2: Những tác động nào của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái, môi trường bị ô nhiễm. Biện pháp khắc phục ?

Câu 3: Hãy lấy ví dụ về tác động của con người trong việc khai thác thông minh các nguồn tài nguyên.

GỢI Ý PHẦN ĐỊA LÍ

I/ Trắc nghiệm:

1- B 2- D 3- C 4- A 5- B 6- D 7- D 8- B 9- A

10- C 11- B 12- A 13- C 14- D 15- D 16- B 17- C 18- C

II/ Tự luận

Câu 1: Nguyên nhân khiến dân cư thế giới phân bố không đều:

- Do vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên( Địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước…)

- Do sự phát triển kinh tế.

- Do trình độ của con người.

- Do lịch sử định cư.

Câu 2

- Những tác động của con người làm cho môi trường bị ô nhiễm:

+ Con người xả nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lí ra sông, biển gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Sự cố trong quá trình vận chuyển dầu, rửa tàu... làm ô nhiễm nước biển, đại dương.

+ Khí thải từ các nhà máy, khí thải do sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch và khí thải của các phương tiện giao thông làm cho bầu không khí bị ô nhiễm.

- Những tác động của con người làm cho nhiều nguồn tài nguyên bị cạn kiệt:

+ Việc sử dụng đất không gắn liền với cải tạo, bảo vệ đất làm nhiều diện tích đất bị thu hẹp.

+ Con người khai thác, phá rừng, đốt rừng làm cho diện tích rừng bị suy giảm

+ Các loại khoáng sản như than, dầu mỏ, sắt,... có nguy cơ cạn kiệt do con người khai thác quá mức.

* Biện pháp :

+ Tăng cường trồng rừng, phủ xanh đồi núi.

+ Cải tạo đất, biến những vùng khô cằn, bạc màu thành đồng ruộng phì nhiêu.

+ Xử lý nước thải, rác thải trước khi xả ra môi trường

+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Câu 2 :

Ví dụ về tác động của con người trong khai thác thông minh các nguồn tài nguyên:

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

- Khai thác nguồn năng lượng từ gió, mặt trời, thủy triều hay sự di chuyển của dòng biển để sản xuất điện, sử dụng trong sinh hoạt,...

 

B. Phân môn Lịch sử:

Giới hạn ôn: Bài 17; Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

I.Trắc nghiệm:

- Đọc kĩ nội dung bài học trong SGK, giải quyết triệt để bài tâp của bài 17- sách Bài tập Lịch sử và Địa lí 6

- Nắm được các mốc thời gian, sự kiện liên quan đến việc họ Khúc giành quyền tự chủ; Dương Đình Nghệ khôi phục nền tự chủ; Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng

II. Tự luận:

Câu 1: Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự chủ như thế nào?

Câu 2: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền( 938)

Câu 3: Đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc?

(- Đã huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo - bố trí trận địa cọc ngầm.

- Đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.

- Đưa nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.) 2024 bn nào cần thì cứ xem nha

 

1
6 tháng 5

Em cần giúp phần nào thì đăng phần đó giúp anh nha

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
6 tháng 5

Em tham khảo nhé.

https://olm.vn/chu-de/bai-12-moi-truong-va-tai-nguyen-bien-dao-viet-nam-2195574189

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
8 tháng 5

Nhờ có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có và các biện pháp khai thác tiên tiến, Ô-xtrây-li-a đã khai thác tài nguyên khoáng sản phục vụ cho các hoạt động kinh tế (khai khoáng, quặng kim loại, nguyên liệu cung cấp cho ngành khác, xuất khẩu,...).

6 tháng 5

- Ô-xtrây-li-a đã sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản để xuất khẩu, phát triển các ngành công nghiệp chế tạo để nâng cao giá trị xuất khẩu.