ĐỀ 1
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau:
Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt
Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng
Mưa nâng cánh hoa
Mưa gọi chồi biếc
Mưa rửa sạch bụi
Như em lau nhà.
Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời…
(Trích Mưa, Nguyễn Diệu, Thư viện thơ, 2019)
Câu 1. Bài thơ “Mưa” thuộc thể thơ gì? (Biết)
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Lục bát
D. Tự do
Câu 2. Em hãy cho biết khổ thơ thứ hai được ngắt nhịp như thế nào? (Biết)
A. Nhịp 1/1/2
B. Nhịp 2/1/1
C. Nhịp 2/2
D. Nhịp 1/2/1
Câu 3: Xác định cách gieo vần trong bốn dòng thơ đầu ?
A. Vần chân B. Vần lưng
C. Vần liên tiếp D. Vần cách
Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh
Câu 5: Xác định hai phó từ có trong các dòng thơ sau:
Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
A. Mưa, rơi B. Hạt, rơi C. Trước, sau D. Hạt, mưa.
Câu 6: Qua bài thơ tác giả muốn gửi đến bạn đọc bức thông điệp gì ?
A. Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống B. Yêu đất nước, yêu cuộc sống
C. Yêu con người, yêu cây cối D. Yêu bạn bè, yêu thiên nhiên
Câu 7: Ý nghĩa của từ chồi biếc trong câu thơ Mưa gọi chồi biếc?
A. Màu xanh tươi, trải dài
B. Sự trỗi dậy, tràn đầy sức sống
C. Gọi cây cối thức dậy
D. Cơn mưa có màu xanh biếc.
Câu 8: Dấu chấm lửng ( ) ở cuối bài thơ có tác dụng gì ?
A. Còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết
B. Dùng để kết thúc câu trần thuật
C. Dùng để ngăn cách các vế của câu ghép
D. Dùng để bộc lộ cảm xúc trong câu cảm thán
Câu 9. Đối tượng nào được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ? (Biết)
A. Cánh hoa
B. Hạt mưa
C. Chồi biếc
D. Chiếc lá
Câu 10. Theo em biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất? (Biết)
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 11. Xác định chủ đề của bài thơ “Mưa”? (Hiểu)
A. Tình yêu thiên nhiên
B. Tình yêu đất nước
C. Tình yêu quê hương
D. Tình yêu gia đình
Câu 12. Theo em đáp án nào đúng nhất về tình cảm của tác giả đối với mưa? (Hiểu)
A. Yêu quý, trân trọng
B. Hờ hững, lạnh lùng
C. Nhớ mong, chờ đợi
D. Bình thản, yêu mến
Câu 13. Em hãy nêu 2 lợi ích của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên Trái đất.
Câu 14. Từ những lợi ích của mưa, em hãy nêu ít nhất 2 biện pháp để bảo vệ môi trường trong sạch.(Vận dụng)
15. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ "Mưa rửa sạch bụi/như em lau nhà"
16. Qua bài thơ, tác giả gửi đến cho người đọc thông điệp gì?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Trong các bài học, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích.
Các bạn giúp mình với mình sắp thi rồi
Benjamin Franklin - một chính trị gia người Mỹ đã từng khẳng định: “Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực”. Có thể khẳng định rằng, nói dối đã để lại nhiều tác hại vô cùng to lớn.
Trước hết, nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với sự thật về vấn đề nào đó để đạt được mục đích mà họ mong muốn, thường không tốt đẹp, chính đáng. Việc nói dối khiến sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một người nói dối sẽ mất đi niềm tin của mọi người xung quanh. Bởi vậy mới có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Lòng tin vốn đã là thứ khó để xây dựng. Một lần nói dối có thể nhận được sự tha thứ. Nhưng hết lần này đến lần khác nói dối, lòng tin sẽ hoàn toàn bị đánh mất.
Không chỉ vậy, việc nói dối còn khiến cho đạo đức cá nhân đi xuống. Hết lần này đến lần khác, chúng ta dùng lời nói dối để lấp liếm đi những hành vi sai trái thì lâu dần sẽ trở thành một thói quen xấu. Những đứa trẻ nói dối cha mẹ để đi chơi game. Học trò nói dối thầy cô để trốn tiết. Bạn bè nói dối để lợi dụng tiền bạc, của cải… Chắc hẳn chúng ta không quên được truyện cổ tích Thạch Sanh. Lý Thông năm lần bảy lượt nói dối, lợi dụng và hãm hại Thạch Sanh. Từ việc nhờ Thạch Sanh đi trông miếu, chằn tinh là con vật nuôi của nhà vua đến việc bắt đại bàng cứu công chúa. Để rồi đến cuối cùng, Lý Thông đã bị trừng phạt thích đáng, còn Thạch Sanh thì lấy công chúa và được vua truyền ngôi cho.
Có đôi khi, lời nói dối còn ảnh hưởng đến sự phát triển của một đất nước. Doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm không đảm bảo an toàn, gian dối với người tiêu dùng sẽ gây ra những hậu quả về tính mạng của con người. Nhiều vị lãnh đạo đã dối trên, lừa dưới đã gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân. Bởi vậy, một xã hội văn minh thì con người cần phải trung thực, ngay thẳng.
Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều lời nói dối với mục đích tốt đẹp, xuất phát từ tình yêu thương. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng không ai thích bị lừa dối. Bởi vậy, con người cần tránh xa những lời nói dối, đặc biệt là học sinh.
Qua chứng minh, nói dối quả thật có hại với con người. Chúng ta hãy sống thật thà, ngay thẳng để trở thành một người tốt đẹp.