Bài học cùng chủ đề
- Nội dung 1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương
- Nội dung 1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương
- Nội dung 1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương
- Infographic Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương
- Nội dung 2. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954 - 1965)
- Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
- Cải cách ruộng đất
- Nội dung 2. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954 - 1965)
- Nội dung 3. Đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)
- Nội dung 3. Đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)
- Phong trào Đồng khởi (1959 - 1960)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nội dung 2. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954 - 1965) SVIP
1. Cải cách ruộng đất
- Mục đích của cuộc cải cách ruộng đất:
+ Xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, hoàn thành triệt để cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
+ Củng cố khối liên minh công - nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Chi viện cho chiến trường miền Nam.
=> Đảng và Chính phủ quyết định "Đẩy mạnh phát động quần chúng thực cải cách ruộng đất".
- Thành tựu:
+ Từ năm 1954 đến năm 1956 đã thực hiện 4 đợt cải cách ruộng đất.
+ Thu được 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ từ tay địa chủ chia cho 2 triệu nông hộ. Khẩu hiệu "người cày có ruộng" được hoàn thành.
- Ý nghĩa:
+ Xóa bỏ triệt để chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến.
+ Sau cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi, giai cấp địa chủ bị xóa bỏ.
+ Khối liên minh công - nông được củng cố.
- Hạn chế:
+ Đấu tố tràn lan, thô bạo, đấu tố cả những địa chủ kháng chiến, những người thuộc tầng lớp trên có công với cách mạng.
+ Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ.
2. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 - 1965)
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)
* Hoàn cảnh lịch sử của Đại hội:
- Trên thế giới:
+ Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh, phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển mạnh mẽ.
+ Chủ nghĩa tư bản, đứng đầu là Mĩ đang ra sức thực hiện âm mưu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
- Trong nước: năm 1960, đất nước còn trong tình trạng bị chia cắt, cuộc đấu tranh của hai miền Nam - Bắc chống Mĩ cứu nước diễn ra quyết liệt.
+ Miền Bắc: đạt được một số thành tựu trong quá trình cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
+ Miền Nam: sau thắng lợi của phong trào "Đồng khởi", cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội (từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960) nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
* Nội dung Đại hội:
- Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền, chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
- Đại hội thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965).
- Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng, bầu Bộ chính trị do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất của Đảng.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo. Đề ra đường lối cụ thể, phù hợp với tình hình của mỗi miền, hướng tới mục tiêu chung: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Đây là Đại hội “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh vì hòa bình thống nhất nước nhà”.
b. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965)
- Mục tiêu: lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm.
- Nhiệm vụ:
+ Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
+ Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa.
+ Củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh.
+ Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.
+ Củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội.
- Thành tựu:
+ Công nghiệp: được ưu tiên đầu tư xây dựng, trong đó công nghiệp nặng chiếm gần 80%. Giá trị sản lượng ngành công nghiệp năm năm 1965 tăng gấp 3 lần so với năm 1960. Một số nhà máy cơ khí, điện được xây dựng hoặc mở rộng như nhà máy: cơ khí Hà Nội, cơ khí Trần Hưng Đạo, xe đạp Thống Nhất, khu gang thép Thái Nguyên...
+ Nông nghiệp: đưa đại bộ phận nông dân vào hợp tác xã, tiến tới xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao, áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, xây dựng các công trình thủy lợi. Kết quả đạt được là nhiều hợp tác xã đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc trên 1ha.
+ Thương nghiệp: thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển và chiếm lĩnh thị trường, góp phần củng cố quan hệ sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
+ Hệ thống giao thông: được củng cố, việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn.
+ Giáo dục: từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh. Năm học 1964 - 1965, miền Bắc có hơn 9000 trường cấp I, cấp II và cấp III với 2,6 triệu học sinh. Hệ đại học và trung học chuyên nghiệp có 18 trường, tăng gấp 2 lần so với năm học 1960 - 1961.
+ Y tế: chăm sóc sức khỏe được đầu tư và phát triển, khoảng 6000 cơ sở y tế được xây dựng.
- Ý nghĩa:
+ Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân có sự biến đổi quan trọng. Trong báo cáo tại Hội nghị Chính trị đặc biệt năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới".
+ Miền Bắc đứng vững trong thử thách chiến tranh và đánh bại hại lần chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ.
+ Miền Bắc hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam.
+ Là nguồn cổ vũ to lớn để nhân dân miền Nam chống Mĩ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây