Bài học cùng chủ đề
- Nội dung 1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương
- Nội dung 1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương
- Nội dung 1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương
- Infographic Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương
- Nội dung 2. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954 - 1965)
- Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
- Cải cách ruộng đất
- Nội dung 2. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954 - 1965)
- Nội dung 3. Đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)
- Nội dung 3. Đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)
- Phong trào Đồng khởi (1959 - 1960)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nội dung 3. Đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) SVIP
1. Phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960)
a. Nguyên nhân bùng nổ
- Mĩ - Diệm tăng cường đàn áp, khủng bố cách mạng:
+ Tháng 5/1957, Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật 10/59, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, công khai chém giết, mở rộng chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng".
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp dã man, cách mạng chịu nhiều tổn thất nặng nề.
- Sự chỉ đạo đường lối cách mạng của Đảng:
+ Cuộc đấu tranh của nhân dân ở miền Nam đòi hỏi có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách. Vì thế, tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm, phương hướng cơ bản là đấu tranh chính trị, kết hợp với đấu tranh vũ trang.
+ Nghị quyết của Đảng là động lực thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam từng bước phát triển, trở thành phong trào "Đồng khởi" có quy mô rộng lớn.
b. Những nét chính về diễn biến
- Phong trào nổ ra lẻ tẻ ở từng địa phương như Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi).
- Phong trào "Đồng khởi" đạt tới đỉnh cao bắt đầu từ tỉnh Bến Tre. Ngày 17/1/1960, nhân dân 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp và Bình Khánh (Mỏ Cày - Bến Tre) đồng loạt nổi dậy. Cuộc nhanh chóng lan ra toàn huyện Mỏ Cày và cả tỉnh Bến Tre. Từ Bến Tre, phong trào "Đồng khởi" tiếp tục lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.
c. Kết quả và ý nghĩa
- Kết quả:
+ Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp ở thôn xã.
+ Trong khí thế đó, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/2960).
+ Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
+ Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961 - 1965)
a. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam
* Hoàn cảnh ra đời:
- Thế giới: phong trào giải phóng dân tộc nổ ra ở các nước thuộc địa thắng lợi làm đe doạ đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
- Miền Nam Việt Nam: năm 1960, phong trào "Đồng khởi" nổ ra và giành được những kết quả nhất định, đánh dấu việc thất bại của Mĩ trong âm mưu chống phá các cuộc đấu tranh hòa bình của cách mạng miền Nam.
- Vì thế, Tổng thống Mĩ Giôn Ken-nơ-đi đã đề ra chiến lược toàn cầu "Phản ứng linh hoạt", chiến lược này được thực hiện thí điểm ở miền Nam Việt Nam dưới tên gọi chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".
* Âm mưu của Mĩ:
- "Chiến tranh đặc biệt" là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được thực hiện bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vẫn Mĩ, dựa vào trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân Việt Nam.
- Âm mưu: "dùng người Việt đánh người Việt" để chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự lâu dài của nước Mĩ.
- Kế hoạch:
+ Kế hoạch Xtalây - Taylo, bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
+ Sau khi kế hoạch trên thất bại, Mĩ đề ra kế hoạch Giônxơn - Mác Namara, bình định miền Nam trong vòng 24 tháng.
- Biện pháp chiến lược:
+ Ấp chiến lược được coi là xương sống của "Chiến tranh đặc biệt".
+ Tăng cường lực lượng cố vấn Mĩ.
+ Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
+ Thực hiện các chiến thuật mới như "trực thăng vận", "thiết xa vận".
b. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ
* Chủ trương của Việt Nam:
- Tháng 1/1961, Trung ương cục miền Nam ra đời.
- Tháng 2/1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.
- Phương hướng đấu tranh:
+ Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
+ Nổi dậy tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị).
+ Tiến công địch bằng cả ba mũi (chính trị, quân sự, binh vận).
* Thắng lợi của quân dân miền Nam:
- Trên mặt trận quân sự:
+ Trong những năm 1961 - 1962, quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Mĩ và tay sai.
+ Ngày 2 /1/1963, quân dân ta giành thắng lợi mở đầu vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho). Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam đã dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
+ Trong đông xuân 1964 - 1965, quân dân giải phóng mở chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giã (Bà Rịa ngày 2/12/1964), đánh thắng các chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”; chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" bị phá sản về cơ bản.
+ Tiếp đó, quân ta giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước)... gây cho quân đội Sài Gòn những thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
- Trên mặt trận chống “bình định”:
+ Cuộc đấu tranh chống và phá "Ấp chiến lược" diễn ra chủ yếu ở vùng nông thôn, lôi cuốn hàng chục triệu người tham gia.
+ Nhân dân kiên quyết: bám đất, giữ làng; thực hiện phá "ấp chiến lược", lập làng chiến đấu.
- Trên mặt trận đấu tranh chính trị:
+ Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị, cả những đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, có những bước tiến mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, "đội quân tóc dài" chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm.
+ Phong trào đấu tranh chính trị trong các đô thị cùng với phong trào phá ấp chiến lược ở nông thôn đã góp phần đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngày 1/11/1963, Mĩ giật dây cho các tướng lĩnh Sài Gòn đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây