Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Video 2 SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
ĐI ĐƯỜNG
(Hồ Chí Minh)
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Câu khai:
- Mở đầu bài thơ, tác giả mở ra nỗi gian lao của người đi đường:
“Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan”
(Có đi đường mới biết đường đi khó)
- Ở câu thơ chữ Hán, việc lặp lại hai chữ “tẩu lộ” đã làm nổi bật ý thơ (đường đi thật khó khăn, gian nan) – giọng thơ trở nên đầy suy ngẫm. Đó là suy ngẫm thấm thía rút ra từ bao cuộc “đi đường” chuyển lao triền miên đầy khổ ải “dầm mưa dãi nắng”, “trèo núi qua truông” của chính tác giả, người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
- Nỗi gian lao của người đi bộ đường núi là điều không nói ai cũng biết. Nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được một cách thấm thía. Chỉ có người nào đã từng trải qua, từng thể nghiệm thì mới thấu hiểu đầy đủ cái sự thực hiển nhiên và mới thực sự thấm thía mấy chữ “đường đi khó” rất mực giản dị trong bài thơ. Câu thơ rất đơn giản nhưng mang nặng suy nghĩ, cảm xúc và gợi ra ý nghĩa khái quát sâu xa, vượt ra ngoài chuyện đi bộ đường núi.
2. Câu thừa
- Câu thơ triển khai nội dung: chỉ ra đường đi khó như thế nào?
“Trùng san chi ngoại hựu trùng san”
(Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác)
- Vừa đi hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác, cứ thế khó khăn chồng chất khó khăn, gian lao nối tiếp gian lao, những khó khăn vất vả ấy dường như bất tận.
- Câu thơ chữ Hán hai lần lặp lại chữ “trùng san” và chữ “hựu” ở giữa đã làm nổi bật hình ảnh thơ, như đắp lên những khối núi cao ngất thử thách bước đường của người tù cách mạng trên mỗi chặng chuyển lao. Chữ “hựu” ở câu thơ dưới và chữ “tài trí” giúp ta hình dung người tù cách mạng Hồ Chí Minh đang cảm nhận thấm thía và suy nghĩ về nỗi gian lao triền miên của việc đi đường núi cũng khó như con đường cách mạng, con đường đời.
3. Câu chuyển
- Mạch thơ chuyển khác: mọi gian lao đều đã kết thúc, lùi về phía sau, người đi đường đã lên tới đỉnh cao chót vót:
“Trùng san đăng đáo cao phong hậu”
(Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót)
- Đây chính là lúc gian khó nhất nhưng đồng thời cũng là lúc mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi đường đứng trên điểm cao tột cùng.
- Vậy là, nỗi gian lao của người đi đường không phải vô nghĩa mà trái lại có trải qua chặng đường dài gian lao thì mới tới đích. Càng nhiều gian lao thì càng tới đích và thắng lợi càng lớn. Việc đi đường núi hiển nhiên là thế mà con đường cách mạng cũng thế.
- Với câu thơ trên, cả chặng đường gian lao dài dặc đã kết thúc, hình ảnh nhân vật trữ tình không còn là người đi đường núi vô cùng vất vả với trước mắt, sau lưng chỉ toàn là núi cao rồi lại núi cao trập trùng mà đã trở thành người khách du lịch đến được vị trí cao nhất, cũng tức là tốt nhất để tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh núi non hùng vĩ trải ra trước mắt.
4. Câu hợp:
“Vạn lí dư đồ cố miện gian”
(Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt)
- Từ tư thế con người bị đầy đọa đến kiệt sức, tưởng như tuyệt vọng, người đi đường cực khổ ấy bỗng trở thành du khách ung dung say đắm ngắm phong cảnh đẹp.
- Nhưng con đường núi gian lao, hiểm trở trong bài thơ còn gợi ra hình ảnh con đường cách mạng và hình ảnh con người ung dung ngắm cảnh đẹp trên đỉnh núi cao kia còn là hình ảnh người chiến sĩ đưng trên đỉnh núi cao vợi của chiến thắng sau biết bao gian khổ, hi sinh. “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”, câu thơ diễn tả niềm vui sướng đặt biệt bất ngờ, phần thưởng quý giá đối với những người đã trèo qua bao dãy núi với vô vàn gian khó. Nhưng câu thơ còn ngụ ý nói đến niềm hạnh phúc hết sức lớn lao của người chiến sĩ cách mạng khi cách mạng đã hoàn toàn thắng lợi sau bao gian khổ hi sinh. Qua câu thơ, thấp thoáng hiện ra hình ảnh con người đỉnh trên đỉnh cao của thắng lợi với tu thế làm chủ thế giới.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung: Bài thơ có 2 lớp nghĩa:
- Nghĩa đen: nói về việc đi đường núi.
- Nghĩa bóng: ngụ ý nói về con đường cách mạng, đường đời. Bác Hồ muốn nêu lên một chân lí, nêu bài học rút ra từ cuộc sống hằng ngày của Bác: con đường cách mạng là lâu dài, là vô vàn gian khổ nhưng nếu kiên trì, bền bỉ để vượt qua gian lao, thử thách thì nhất định sẽ thắng lợi rực rỡ.
2. Nghệ thuật:
- Bài thơ Đi đường chủ yếu thiên về suy nghĩ và triết lí. Song triết lí mà không hề có giọng triết lí, nêu bài học đường đời mà không hề lên lớp dạy đời. Chỉ là những vần thơ giống như lời kể chuyện, tâm sự của Bác. Nhưng đã nói lên thật sâu sắc thuyết phục một chân lí, một đạo lí lớn.
- Bốn câu thơ bình dị mà cô đọng, kiệm ngôn từ, ý và lời chặt chẽ, logic vừa tự nhiên vừa chân thực lại vừa chứa đựng tư tưởng sâu xa.
ĐI ĐƯỜNG
Tẩu lộ
Phiên âm:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.
Dịch nghĩa:
Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác;
Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót,
Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.
(Tẩu: đi, chạy; lộ: đường; tài: mới; tri: biết; nan: khó; trùng: nhiều lớp chồng lên nhau; san (sơn): núi; chi: quan hệ từ nối các phần trong một cụm từ, thường chỉ sự sở hữu; ngoại: ngoài; hựu: lại, lại lần nữa; đăng: lên; đáo: đến; cao: cao; phong: đỉnh núi, chỏm núi; hậu: sau, sau khi; vạn: vạn; lí: dặm, dư đồ: bản địa đồ, lãnh thổ; cố miện gian (cố: quay đầu nhìn, miện: đưa mắt nhìn, gian: khoảng giữa, trong khoảng): trong tầm mắt, trong tầm nhìn.)
Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân)
Đi đường mới biết gian lao(1)
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng(2)
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng(3) nước non.
(Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù)
(1) Gian lao: gian khổ, vất vả.
(2) Trập trùng: có hình thế lớp lớp nối tiếp nhau thành dãy dài và cao thấp không đều.
(3) Trùng: ở đây có nghĩa là tầng, lớp giống nhau nối tiếp nhau.
Từ tẩu lộ được lặp lại mấy lần trong bài thơ?
Trong câu thơ "Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan", Bác đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
Trong câu thơ "Trùng san chi ngoại hựu trùng san", Bác đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
ĐI ĐƯỜNG
Tẩu lộ
Phiên âm:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.
Dịch nghĩa:
Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác;
Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót,
Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.
(Tẩu: đi, chạy; lộ: đường; tài: mới; tri: biết; nan: khó; trùng: nhiều lớp chồng lên nhau; san (sơn): núi; chi: quan hệ từ nối các phần trong một cụm từ, thường chỉ sự sở hữu; ngoại: ngoài; hựu: lại, lại lần nữa; đăng: lên; đáo: đến; cao: cao; phong: đỉnh núi, chỏm núi; hậu: sau, sau khi; vạn: vạn; lí: dặm, dư đồ: bản địa đồ, lãnh thổ; cố miện gian (cố: quay đầu nhìn, miện: đưa mắt nhìn, gian: khoảng giữa, trong khoảng): trong tầm mắt, trong tầm nhìn.)
Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân)
Đi đường mới biết gian lao(1)
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng(2)
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng(3) nước non.
(Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù)
(1) Gian lao: gian khổ, vất vả.
(2) Trập trùng: có hình thế lớp lớp nối tiếp nhau thành dãy dài và cao thấp không đều.
(3) Trùng: ở đây có nghĩa là tầng, lớp giống nhau nối tiếp nhau.
Từ trùng san được lặp lại mấy lần trong bài thơ?
ĐI ĐƯỜNG
Tẩu lộ
Phiên âm:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.
Dịch nghĩa:
Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác;
Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót,
Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.
(Tẩu: đi, chạy; lộ: đường; tài: mới; tri: biết; nan: khó; trùng: nhiều lớp chồng lên nhau; san (sơn): núi; chi: quan hệ từ nối các phần trong một cụm từ, thường chỉ sự sở hữu; ngoại: ngoài; hựu: lại, lại lần nữa; đăng: lên; đáo: đến; cao: cao; phong: đỉnh núi, chỏm núi; hậu: sau, sau khi; vạn: vạn; lí: dặm, dư đồ: bản địa đồ, lãnh thổ; cố miện gian (cố: quay đầu nhìn, miện: đưa mắt nhìn, gian: khoảng giữa, trong khoảng): trong tầm mắt, trong tầm nhìn.)
Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân)
Đi đường mới biết gian lao(1)
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng(2)
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng(3) nước non.
(Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù)
(1) Gian lao: gian khổ, vất vả.
(2) Trập trùng: có hình thế lớp lớp nối tiếp nhau thành dãy dài và cao thấp không đều.
(3) Trùng: ở đây có nghĩa là tầng, lớp giống nhau nối tiếp nhau.
Hai câu thơ cuối thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
ĐI ĐƯỜNG
Tẩu lộ
Phiên âm:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.
Dịch nghĩa:
Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác;
Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót,
Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.
(Tẩu: đi, chạy; lộ: đường; tài: mới; tri: biết; nan: khó; trùng: nhiều lớp chồng lên nhau; san (sơn): núi; chi: quan hệ từ nối các phần trong một cụm từ, thường chỉ sự sở hữu; ngoại: ngoài; hựu: lại, lại lần nữa; đăng: lên; đáo: đến; cao: cao; phong: đỉnh núi, chỏm núi; hậu: sau, sau khi; vạn: vạn; lí: dặm, dư đồ: bản địa đồ, lãnh thổ; cố miện gian (cố: quay đầu nhìn, miện: đưa mắt nhìn, gian: khoảng giữa, trong khoảng): trong tầm mắt, trong tầm nhìn.)
Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân)
Đi đường mới biết gian lao(1)
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng(2)
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng(3) nước non.
(Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù)
(1) Gian lao: gian khổ, vất vả.
(2) Trập trùng: có hình thế lớp lớp nối tiếp nhau thành dãy dài và cao thấp không đều.
(3) Trùng: ở đây có nghĩa là tầng, lớp giống nhau nối tiếp nhau.
Triết lí nào được tác giả gửi gắm trong bài thơ trên?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây