Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản Chữ người tử tù (Phần 2) SVIP
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
_Nguyễn Tuân_
(Phần 2)
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
1. Ngôi kể
2. Bối cảnh
3. Tình huống truyện
4. Nhân vật
a. Huấn Cao
b. Viên quản ngục
- Viên quản ngục có một tâm hồn nghệ sĩ của một kẻ liên tài:
+ Say mê và quý trọng cái tài, cái đẹp, nhân cách của Huấn Cao nên chân thành, cung kính biệt đãi ông.
+ Mặc dù Huấn Cao tỏ thái độ cao ngạo, khinh khi, nhưng hằng ngày quản ngục vẫn sai người dâng rượu và thức nhắm, đồng thời nói năng với người tử tù nhất mực cung kính.
- Viên quản ngục có nhân cách cao đẹp:
+ Tự thấy mình chỉ là một "kẻ tiểu lại giữ tù" thấp hèn.
+ Bất chấp luật pháp, làm đảo lộn trật tự trong nhà tù, biến một kẻ tử tù thành một thần tượng để tôn thờ.
+ Việc biệt đãi tử tù của ông cần được xem như một hành vi dũng cảm.
+ Tư thế khúm núm, thái độ trân trọng đối với Huấn Cao qua hành vi vái người tù một vái, chắp tay nghẹn ngào nói : "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh." ở cuối tác phẩm.
--> Tác giả khẳng định viên quản ngục là "cái thuần khiết giữa một đống cặn bã", "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ".
5. Chi tiết đặc sắc (Cảnh cho chữ)
+ Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám của nhà tù. Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại toả sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị.
+ Hình ảnh uy nghi của Huấn Cao đối lập với hình ảnh co ro của thầy thơ lại "run run bưng chậu mực" và hình ảnh viên quản ngục "khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ".
+ Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn: Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan; còn ngục quan thì khúm núm, vái lạy tù nhân.
--> Cảnh tượng ông Huấn Cao cho chữ viên quản ngục là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có".
6. Nghệ thuật kể chuyện (Thủ pháp đối lập)
- Nhan đề đã xuất hiện sự đối lập: “Người tử tù” là đại diện của cái xấu, cái ác. Nhưng lại là “Chữ người tử tù”, chứa đựng những mâu thuẫn gợi ra tình huống truyện éo le, gợi dậy sự tò mò của người đọc.
- Hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:
+ Vị thế xã hội của hai nhân vật. Huấn Cao kẻ tử tù, muốn lật đổ trật tự xã hội đương thời. Còn quản ngục là người đứng đầu trại giam, đại diện cho luật lệ, trật tự xã hội đương thời.
+ Nhưng ở bình diện nghệ thuật, vị thế của họ lại đảo ngược nhau hoàn toàn: Huấn Cao là người có tài viết thư pháp, người sáng tạo ra cái đẹp, còn quản ngục là người yêu và trân trọng cái đẹp và người sáng tạo ra cái đẹp.
- Cảnh cho chữ:
+ Việc cho chữ là một việc cao quý thường diễn ra trong không khí trang trọng nhưng lại diễn ra trong một căn ngục tối tăm, ẩm thấp.
+ Tư thế cho chữ: Huấn Cao trang nghiêm uy nghi; viên quản ngục, thầy thơ lại khúm núm, hầu hạ.
- Tác dụng:
+ Làm nổi bật hơn giá trị của con chữ, của những con người tôn trọng cái đẹp, cái tài.
+ Làm cho tác phẩm giàu sức gợi hình gợi cảm, tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo.
- Thủ pháp đối lập, tương phản độc đáo.
- Ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
2. Nội dung
Truyện ngắn khẳng định và tôn vinh chiến thắng của ánh sáng, của cái đẹp và nhân cách cao đẹp của con người.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây