Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản Chữ người tử tù (Phần 1) SVIP
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
_Nguyễn Tuân_
(Phần 1)
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
- Quê ông ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Từ nhỏ, ông theo gia đình sống ở nhiều tỉnh miền Trung. Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung ở Nam Định, sau đó về Hà Nội viết văn và làm báo.
- Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
b. Sự nghiệp
- Những đóng góp: thúc đẩy thể tuỳ bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo.
- Tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972)....
2. Tác phẩm
a. Thể loại: Truyện ngắn.
b. Chủ đề:
d. Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù.
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
1. Ngôi kể: Ngôi thứ ba, góc nhìn của người ngoài cuộc nhìn nhận câu chuyện khách quan.
2. Bối cảnh
- Truyện xoay quanh hai nhân vật đó là Huấn Cao và viên quản ngục với cảnh cho chữ chưa từng có.
- Tác dụng của việc xây dựng bối cảnh: Gợi sự tò mò cho người đọc khi câu chuyện cho chữ lại được diễn ra trong một bối cảnh phức tạp.
3. Tình huống truyện
Tình huống là "cái tình thế xảy ra truyện", là "một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc", là cái "khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người" (Nguyễn Minh Châu).
Huấn Cao và viên quản ngục tình cờ gặp gỡ và hiểu nhau như tri kỉ ở phương diện yêu cái đẹp khi họ trong tình thế đối địch: tử tù và quản ngục.
--> Tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ "tấm lòng biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục, đồng thời cũng thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.
4. Nhân vật
a. Huấn Cao
- Huấn Cao là một người tài hoa, nghệ sĩ:
+ Có tài viết chữ đẹp được thể hiện qua lời nói, hành động, sự ngưỡng mộ của viên quản ngục và thơ lại.
"Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?"
"Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm."
"Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời."
--> Người sẵn có tài năng, tiếng tăm lẫy lừng, được nhiều người mến mộ.
+ Có tài bẻ khóa và vượt ngục.
- Huấn Cao là một người có khí phách hiên ngang:
+ Bất khuất, không sợ chết.
+ Thản nhiên rũ rệp trên gông.
+ Chưa bao giờ vì tiền bạc hay quyền lực mà ép mình cho chữ.
+ Ung dung nhận rượu thịt của viên quản ngục còn mắng đuổi ông ấy: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây."
--> Khí phách của một nhà nho tiết tháo.
- Huấn Cao là một người có nhân cách, thiên lương cao đẹp:
+ Trọng nghĩa khinh lợi: "Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.".
+ Trân trọng sở thích của viên quản ngục: "Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy."
+ Không chấp nhận sự lẫn lộn giữa cái đẹp và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác. Ông khuyên viên quản ngục "nên thay chốn ở", "thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi nghĩ đến chuyện chơi chữ".
--> Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, một vẻ đẹp được lí tưởng hoá, được thể hiện một cách khác thường. Vẻ đẹp của Huấn Cao hiện lên một cách rực rỡ, sáng chói nhờ được tô vẽ bằng hàng loạt sự tương phản gay gắt.
--> Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã bộc lộ quan niệm: cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây