Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ... (Phần 2) SVIP
VÀ TÔI VẪN MUỐN MẸ…
(Trích “Những nhân chứng cuối cùng – Solo cho giọng trẻ em")
(Phần 2)
Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích (Svetlana Alexievich)
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
2. Đặc điểm nghệ thuật của văn bản
a. Tính xác thực
- Đối với tác phẩm truyện kí, tính xác thực là một yếu tố quan trọng.
- Trong văn bản này, những yếu tố sau đây tạo nên tính xác thực của các sự kiện được kể lại:
+ Người kể chuyện có tên tuổi, nghề nghiệp cụ thể. Đó là Din-na Cô-si-ắc (Zina Kosyak) - một người thợ làm tóc.
+ Câu chuyện là sự kiện xảy ra khi người kể 8 tuổi, nay người kể đã 51 tuổi.
+ Chiến tranh Thế giới thứ hai gây nên đau thương, mất mát cho con người.
b. Tâm lí của người kể chuyện trước các sự kiện
- Câu chuyện được kể bởi người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, những trải nghiệm được kể lại gắn với trải nghiệm trực tiếp của người kể chuyện chứ không qua nhân vật trung gian nào.
- Trước các sự kiện, người kể chuyện cũng bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, thái độ của mình: thương người lính, sợ hãi, lo âu, đau khổ đến ám ảnh vì chiến tranh, nạn đói, xót thương chú ngựa Mai-ka, nhớ mẹ, thất vọng, đau buồn,…
c. Vai trò của tác giả
- Tư liệu sống của truyện kí này hoàn toàn do Din-na Cô-si-ắc (Zina Kosyak) - một người thợ làm tóc 51 tuổi kể lại cho nhà văn - nhà báo Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích.
- Mặc dù chỉ là người ghi lại, nhưng tác giả đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập văn bản.
Thể hiện ở:
+ Việc lựa chọn ngôn từ, giọng kể.
+ Cách sắp xếp các sự việc.
+ Cách sáng tạo những chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa.
+ Lời kể chuyện không phải là lời kể nguyên bản của nhân vật “tôi” - Din-na Cô-si-ắc mà là lời kể có tính nghệ thuật được nhà văn sáng tạo nên.
- Qua lời kể, nhà văn thể hiện thái độ đồng cảm với những đau thương, mất mát mà nhân chứng từng trải qua. (Ví dụ: cơn đói khát, niềm ao ước được gặp mẹ…)
d. Sức lay động của văn bản
- Yếu tố tác động mạnh đến tình cảm của người đọc chính là bản thân câu chuyện, các sự việc, tình huống, nhân vật,… được kể lại.
- Trong văn bản này, những sự việc xảy ra trong thực tế đời sống, gắn với thời khắc, điạ điểm, không gian cụ thể, được tái hiện bằng lối ghi chép khách quan nhưng có sức lay động rất mạnh cảm xúc của người đọc:
+ Nhân vật kể chuyện: 1 đứa trẻ 8 tuổi - sau này là người trưởng thành 51 tuổi mang ám ảnh, tổn thương, mất mát không thể quên của chiến tranh.
+ Các sự kiện, chi tiết đau thương (Cảnh chia lìa giữa những đứa bé ngây thơ với bố mẹ, cảnh đói khổ giày vò, nỗi khao khát tình mẹ của những đứa trẻ…).
=> Tất cả được kể rất sinh động, chân thực và xúc động như đang hiển hiện ra trước mắt người đọc.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Văn bản kể về kí ức đau buồn của một nhân chứng - một em nhỏ về chiến tranh thế giới thứ hai, ngoài sự ám ảnh về cái chết, hủy diệt và nạn đói, nhân vật vẫn khao khát tình thương của mẹ.
- Thấy được tinh thần phản chiến, khát vọng hòa bình và tình thương của tác giả dành cho những nạn nhân của chiến tranh - nhất là trẻ em.
=> Thông điệp từ văn bản: trân trọng hòa bình, tố cáo tội ác của chiến tranh, cảm thông với nạn nhân của chiến tranh.
2. Nghệ thuật
- Kết hợp giữa truyện và kí (kể và ghi chép chân thực) => câu chuyện chân thực, cảm động.
- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm.
- Góc nhìn độc đáo.
IV. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1:
- Năm 1941 – tôi là một đứa bé 8 tuổi, sau khi từ biệt bố mẹ đi dự trại hè đội viên, gặp một trận bom của phát xít Đức, chứng kiến sự đổ máu, chết chóc. Tôi cũng như bao đứa trẻ khác phải rời trại hè, mang theo lương thực, thực phẩm về một vùng hậu phương xa xôi, không có bom đạn. Ở vùng đất mới, những đứa trẻ biết thế nào là thiếu thốn, đói khát, chẳng có gì để ăn, đến nỗi phải giết cả con ngựa già chuyên chở đồ đạc, thậm chí ăn cả chồi mầm, vỏ cây. Trên tất cả là nỗi nhớ mẹ, nhớ đến mức gào khóc không nguôi. Đến lớp Ba, tôi trốn trại và được một gia đình ông già cưu mang. Trong lòng tôi chỉ có một ước ao là được đi tìm mẹ. Cứ thế mãi sau này, khi đã năm mơi mốt tuổi, tôi vẫn muốn có mẹ.
- Điểm nhấn quan trọng của câu chuyện là các sự kiện liên quan đến mẹ - điều đã được khái quát ở nhan đề của văn bản.
Câu 2:
- Người kể chuyện có tên tuổi, nghề nghiệp cụ thể.
- Câu chuyện gắn với tuổi thơ của người kể.
- Câu chuyện được kể bởi người kể ở ngôi thứ nhất, điều đó cho thấy những sự kiện được kể lại gắn với trải nghiệm trực tiếp của người kể chứ không qua nhân vật trung gian. Bản thân người kể khi kể lại câu chuyện vẫn tràn ngập lo âu, sợ hãi, xót thương, buồn bã, thất vọng.
Câu 3:
- Những ngày đau thương, đói khát, hãi hùng và thiếu thốn tình mẹ của bao đứa trẻ trong chiến tranh khốc liệt - đó chính là nét đặc biệt của bức tranh cuộc sống được tái hiện trong văn bản. Bức tranh này được tạo nên bằng nhiều chi tiết, hình ảnh sống động:
- Máy bay đánh bom, tất cả sắc màu đều biến mất. Lần đầu tiên đứa bé biết đến từ chết chóc.
- Trên tàu, những đứa trẻ chứng kiến cảnh nhiều người lính bị thương, rên la vì đau đớn.
- Triền miên trong đói khát, người ta giết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất, rồi phải ăn cây cỏ để sống qua ngày.
- Trong trại hè mồ côi, hàng chục đứa bé khóc rền gọi ba mẹ. Mỗi lần từ “mẹ” được ai vô tình nhắc tới, chúng lại “gào khóc không nguôi”.
- Đứa bé lớp ba trốn trại đi tìm mẹ, đói lả đến kiệt sức, may được ông già đem về nuôi...
Câu 4:
- Tư liệu sống được dùng để viết nên truyện kí này hoàn toàn do một người thợ làm tóc năm mươi mốt tuổi tên là Din-na Cô-si-ắc cung cấp cho nhà văn - nhà báo Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích. Mặc dù chỉ là người ghi lại, nhưng tác giả đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập văn bản. Vai trò này không chỉ thể hiện ở việc lựa chọn ngôn từ, giọng kể, mà còn ở cách sắp xếp sự việc, cách sáng tạo các chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa. Đặc biệt, mặc dù người kể chuyện thuộc ngôi thứ nhất xưng "tôi", nhưng lời kể không còn là lời "nguyên bản" của người thợ làm tóc, mà là lời kể có tính nghệ thuật, được nhà văn sáng tạo nên. Qua lời kể, nhà văn thể hiện thái độ đồng cảm với những đau thương, mất mát mà nhân chứng từng nếm trải.
Câu 5:
Cảnh chia lìa giữa những đứa bé ngây thơ, vô tội với bố mẹ; tình trạng khốn khổ vì thiếu thốn vật chất và tình cảm; sự giày vò của những đứa trẻ ở tuổi đến trường phải chịu đựng,... Tất cả những sự việc này được kể lại hết sức sinh động, cụ thể đến từng chi tiết, tạo cho người đọc cảm giác như đang tận mắt chứng kiến sự đau khổ tận cùng của những con người yếu ớt.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây