Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận (6.5 điểm) SVIP
(0.5 điểm)
Chỉ rõ hai trợ từ được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:
Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi kẻ trên, hách dịch với dân, người thợ may liền hỏi:
– Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?
Bài đọc:
Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi kẻ trên, hách dịch với dân, người thợ may liền hỏi:
– Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?
Quan cau mày lại hỏi:
– Nhà ngươi muốn biết như thế để làm gì?
Người thợ may liền đáp:
– Thưa, con hỏi thế để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi một tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt áo đằng sau phải may ngắn đi một tấc ạ!
Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lí và truyền:
– Thế thì ngươi may cho ta cả hai kiểu.
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
*Tấc: đơn vị đo chiều dài thời cổ của Việt Nam, một tấc bằng khoảng 10 cm.
Hướng dẫn giải:
HS chỉ ra được hai trợ từ được sử dụng trong đoạn văn bản. Mỗi trợ từ đúng được 0.25 điểm.
Các trợ từ: thật, xin, ạ.
(1.0 điểm)
Phân tích nghĩa hàm ẩn trong câu nói của người thợ may: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi một tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt áo đằng sau phải may ngắn đi một tấc ạ! để từ đó làm rõ mục đích trào phúng của truyện.
Bài đọc:
Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi kẻ trên, hách dịch với dân, người thợ may liền hỏi:
– Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?
Quan cau mày lại hỏi:
– Nhà ngươi muốn biết như thế để làm gì?
Người thợ may liền đáp:
– Thưa, con hỏi thế để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi một tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt áo đằng sau phải may ngắn đi một tấc ạ!
Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lí và truyền:
– Thế thì ngươi may cho ta cả hai kiểu.
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
*Tấc: đơn vị đo chiều dài thời cổ của Việt Nam, một tấc bằng khoảng 10 cm.
Hướng dẫn giải:
- Nghĩa tường minh: người thợ may giới thiệu về hai kiểu áo cần may cho hai trường hợp – hoặc là tiếp quan trên, hoặc là tiếp dân đen con đỏ.
- Nghĩa hàm ẩn: thông thường kiểu áo lương ngày xưa hai vạt trước và vạt sau đều bằng nhau, không có những trường hợp may như người thợ đã giới thiệu. Hàm ý của câu nói này thực chất để giễu quan là kẻ xu nịnh và hách dịch.
(1.0 điểm)
Hãy liên hệ với một nhân vật khác trong tác phẩm hài kịch hoặc truyện cười dân gian em đã học cũng có một thói xấu nào đó đã bị đem ra châm biếm giống như vị quan trong câu chuyện trên. (Nêu rõ nhan đề tác phẩm, tên nhân vật và chỉ ra thói xấu).
Bài đọc:
Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi kẻ trên, hách dịch với dân, người thợ may liền hỏi:
– Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?
Quan cau mày lại hỏi:
– Nhà ngươi muốn biết như thế để làm gì?
Người thợ may liền đáp:
– Thưa, con hỏi thế để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi một tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt áo đằng sau phải may ngắn đi một tấc ạ!
Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lí và truyền:
– Thế thì ngươi may cho ta cả hai kiểu.
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
*Tấc: đơn vị đo chiều dài thời cổ của Việt Nam, một tấc bằng khoảng 10 cm.
Hướng dẫn giải:
- HS nêu đúng nhan đề tác phẩm (đoạn trích) và tên nhân vật.
- HS chỉ ra được cùng một thói xấu bị đem ra phê phán ở vị quan trong truyện “Hai kiểu áo” và nhân vật liên hệ.
(4.0 điểm)
Học sinh lựa chọn một trong hai đề sau:
1. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của lẽ công bằng trong cuộc sống.
2. Hãy viết bài văn kể lại một hoạt động tình nguyện em đã tham gia nhằm giúp đỡ cộng đồng.
Hướng dẫn giải:
Đề 1
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của lẽ công bằng trong cuộc sống
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai bài làm theo nhiều hướng khác nhau; phối hợp các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng thiết thực để tạo tính chặt chẽ, logic, thuyết phục; dưới đây là một hướng triển khai:
- Giải thích khái niệm “công bằng”: là theo đúng lẽ phải, không thiên vị, mọi người đều có những cơ hội bình đẳng như nhau.
- Ví dụ: mọi trẻ em cần được tạo cơ hội, điều kiện học tập như nhau; người lao động cần được trả lương xứng đáng cho nỗ lực, công sức và hiệu quả công việc của họ; thu vén gia đình không phải là công việc dành riêng cho phụ nữ và ra ngoài làm việc xây dựng kinh tế không phải việc của một mình đàn ông…
- Ý nghĩa của sự công bằng trong cuộc sống: tiềm năng của cá nhân sẽ được phát huy triệt để; hạn chế được các xung đột, thù hận, là nền tảng của hòa bình; kiến tạo những môi trường lành mạnh, văn minh, tích cực; con người sẽ biết sống đoàn kết và tử tế với nhau hơn...
- Phê phán biểu hiện sai trái, bất công: phân biệt giàu nghèo; trọng nam khinh nữ; bóc lột trong lao động sản xuất...
- Liên hệ với thực tế cuộc sống và mở rộng bàn luận: Ngày nay, xã hội đã thật sự có được sự công bằng hay chưa? Nếu chưa thì cần làm gì? Học sinh cần có trách nhiệm như thế nào để duy trì sự công bằng trong môi trường học đường và địa phương nơi mình sinh sống?...
d. Chính tả, ngữ pháp
Đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Đề 2
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu hoạt động, thân bài kể lại hoạt động, kết bài khẳng định giá trị của hoạt động và nêu suy nghĩ về hoạt động.
b. Xác định đúng vấn đề bài viết: kể một hoạt động tình nguyện em đã tham gia nhằm giúp đỡ cộng đồng
c. Triển khai bài viết theo một trật tự thích hợp
HS có thể triển khai bài viết theo nhiều hướng khác nhau, miễn sao đáp ứng được những yêu cầu cần đạt của kiểu bài tự sự kể lại một hoạt động xã hội. Dưới đây là một hướng triển khai:
- Kể lại theo ngôi thứ nhất.
- Nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể; miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động; kể lại các sự việc theo trình tự hoạt động; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, có thể lựa chọn khắc họa một sự kiện nổi bật, đáng nhớ.
- Nêu ý nghĩa của hoạt động tình nguyện và những đóng góp của bản thân em cho cộng đồng thông qua hoạt động ấy.
- Khẳng định giá trị của hoạt động xã hội, nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc mà hoạt động tình nguyện đã đem đến cho bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề tự sự, có cách diễn đạt mới mẻ.