Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận (6 điểm) SVIP
(1 điểm)
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Hướng dẫn giải:
- HS chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là phép liệt kê.
- HS nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê: tác giả đề cập tới những đặc điểm của mình sau nhiều năm rời xa quê hương, đó là giọng quê và râu tóc. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh dù nhiều năm rời xa quê hương, diện mạo có đổi thay nhưng giọng quê - âm thanh của quê hương, ông vẫn giữ gìn nó. Từ đó, ta thấy được tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ.
(1 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) nêu cảm nhận của em về bài thơ trên.
Bài đọc:
Hồi hương ngẫu thư
Phiên âm:
Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?
Dịch nghĩa:
Tuổi trẻ ra đi, già mới về,
Giọng nhà quê vẫn không đổi, râu tóc đã rụng hết.
Trẻ con trông thấy, không nhận ra,
Cười hỏi, khách từ phương nào đến?
(Hạ Chi Trương)
Hướng dẫn giải:
- HS đưa ra quan điểm, suy nghĩ, cảm nhận của mình về bài thơ: Tình cảnh trớ trêu của nhà thơ nhân ngày về thăm quê sau nhiều năm xa cách.
- HS đưa ra những lí lẽ để làm rõ quan điểm, suy nghĩ của mình:
+ Hoàn cảnh của tác giả: rời xa quê từ khi còn trẻ. Nhiều năm sau mới quay trở lại thăm quê hương.
+ Dù xa quê nhiều năm nhưng tác giả vẫn yêu quê hương sâu sắc.
+ Tình cảnh trớ trêu ngày trở về: bọn trẻ ngây ngô gọi ông là khách.
*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.
(4 điểm)
Hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ mà em tâm đắc nhất.
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích một tác phẩm thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS có thể triển khai bài làm theo nhiều hướng khác nhau; phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề; phối hợp các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để tạo tính chặt chẽ, logic, thuyết phục; đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, thể loại,...
- Phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm, từ đó lí giải, bàn luận về nội dung, thông điệp mà tác phẩm truyền tải để làm rõ vấn đề.
- Khẳng định được giá trị của tác phẩm thơ. Khái quát giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thơ.
- Rút ra những thông điệp gửi gắm, bàn luận mở rộng vấn đề, liên hệ với bản thân và cuộc sống.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.