Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau SVIP
Bài 26 (trang 115 SGK Toán 9 Tập 1)
Cho đường tròn $(O)$, điểm $A$ nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến $AB$, $AC$ với đường tròn ($B$, $C$ là các tiếp điểm).
a) Chứng minh rằng $OA$ vuông góc với $BC$.
b) Vẽ đường kính $CD$. Chứng minh rằng $BD$ song song với $AO$.
c) Tính độ dài các cạnh của tam giác $ABC$; biết $OB = 2$cm, $OA = 4$cm.
Hướng dẫn giải:
a) Tam giác $ABC$ có $AB=AC$ nên là tam giác cân tại $A$.
Ta lại có $AO$ là tia phân giác của góc $A$ nên $AO \perp BC$.
b) Gọi $H$ là giao điểm của $AO$ và $BC$.
Dễ chứng minh $BH=HC$.
Tam giác $CBD$ có $CH=HB, CO=OD$ nên $BD / / HO$
Do đó $BD / / AO$.
c) $AC^{2}=AO^{2}-OC^{2}=4^{2}-2^{2}=12$ suy ra $AC=\sqrt{12}=2 \sqrt{3}$(cm).
Ta có: $\sin{\widehat{OAC}}=\dfrac{OC}{OA}=\dfrac{2}{4}=\dfrac{1}{2}$ nên $\widehat{OAC}=30^{\circ}, \widehat{BAC}=60^{\circ}$.
Tam giác $ABC$ cân có $\widehat{A}=60^{\circ}$ nên là tam giác đều.
Do đó $AB=BC=AC=2 \sqrt{3}$(cm).
Bài 27 (trang 115 SGK Toán 9 Tập 1)
Từ một điểm $A$ nằm bên ngoài đường tròn $(O)$, kẻ các tiếp tuyến $AB$, $AC$ với đường tròn ($B$, $C$ là các tiếp điểm). Qua điểm $M$ thuộc cung nhỏ $BC$, kẻ tiếp tuyến với đường tròn $(O)$, nó cắt các tiếp tuyến $AB$ và $AC$ theo thứ tự ở $D$ và $E$. Chứng minh rằng chu vi tam giác $ADE$ bằng $2AB$.
Hướng dẫn giải:
Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta có: $DM=DB, EM=EC$.
Chu vi tam giác $ADE$ bằng :
$AD+DE+AE=AD+DM+ME+EA$
$=AD+DB+EC+AE$
$=AB+AC=2 . AB$ .
Bài 28 (trang 116 SGK Toán 9 Tập 1)
Cho góc $xAy$ khác góc bẹt. Tâm của các đường tròn tiếp xúc với hai cạnh của góc $xAy$ nằm trên đường nào?
Hướng dẫn giải:
Gọi $O$ là tâm của một đường tròn bất kì tiếp xúc với hai cạnh của góc $xAy$.
Khi đó, $\widehat{OAx}=\widehat{OAy}$
Vậy tâm của các đường tròn tiếp xúc với hai cạnh của góc $xAy$ nằm trên tia phân giác của góc $xAy$.
Bài 29 (trang 116 SGK Toán 9 Tập 1)
Cho góc $xAy$ khác góc bẹt, điểm $B$ thuộc tia $Ax$. Hãy dựng đường tròn $(O)$ tiếp xúc với $Ax$ tại $B$ và tiếp xúc với $Ay$.
Hướng dẫn giải:
Tâm $O$ là giao điểm của đường vuông góc với $Ax$ tại $B$ và tia phân giác của góc $xAy$.
Bài 30 (trang 116 SGK Toán 9 Tập 1)
Cho nửa đường tròn tâm $O$ có đường kính $AB$ (đường kính của một đường tròn chia đường tròn đó thành hai nửa đường tròn). Gọi $Ax$, $By$ là các tia vuông góc với $AB$ ($Ax$, $By$ và nửa đường tròn thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ $AB$). Qua điểm $M$ thuộc nửa đường tròn ($M$ khác $A$ và $B$), kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn nó cắt $Ax$ và $By$ theo thứ tự ở $C$ và $D$. Chứng minh rằng:
a) $\widehat{COD} = 90^{\circ}$.
b) $CD = AC + BD$.
c) Tích $AC.BD$ không đổi khi điểm $M$ di chuyển trên nửa đường tròn.
Hướng dẫn giải:
a) $OC$ và $OD$ là các tia phân giác của hai góc kề bù $\widehat{AOM}$, $\widehat{BOM}$ nên $OC \perp OD$.
Vậy $\widehat{COD}=90^{\circ}$.
b) Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có: $CM=AC, DM=BD$
Do đó $CD=CM+DM=AC+BD$.
c) Ta có: $AC.BD=CM.MD$
Xét tam giác $COD$ vuông tại $O$ và $OM \perp CD$ nên ta có
$CM. MD=OM^{2}=R^{2}$ ($R$ là bán kính của đường tròn $O$).
Vậy $AC.BD=R^2$ (không đổi).
Bài 31 (trang 116 SGK Toán 9 Tập 1)
Trên hình 82, tam giác $ABC$ ngoại tiếp đường tròn $(O)$.
a) Chứng minh rằng: $2AD = AB + AC – BC$.
b) Tìm các hệ thức tương tự như hệ thức ở câu a).
Hướng dẫn giải:
a) $AB+AC-BC$
$=(AD+BD)+(AF+FC)-(BE+EC) $
$=(AD+AF)+(BD-BE)+(FC-EC)$
Do $BD=BE, FC=EC, AD=AF$ nên
$AB+AC-BC=2AD$.
b) $2 BE=BA+BC-AC$
$2 CF=CA+CB-AB$.
Bài 32 (trang 116 SGK Toán 9 Tập 1)
Cho tam giác đều $ABC$ ngoại tiếp đường tròn bán kính $1$cm. Diện tích của tam giác $ABC$ bằng:
A. $6$ cm$^{2}$ ; B. $\sqrt{3}$ cm$^{2}$ ;
C. $\dfrac{3 \sqrt{3}}{4}$ cm$^{2}$; D. $3 \sqrt{3}$ cm$^{2}$.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Hướng dẫn giải:
Gọi $O$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác đều $ABC$, $H$ là tiếp điểm thuộc $BC$.
Đường phân giác $AO$ của góc $A$ cũng là đường cao nên $A$, $O$, $H$ thẳng hàng.
$\mathrm{HB}=\mathrm{HC}$, $\widehat{HAC}=30^{\circ}$
$AH=3\cdot OH=3$(cm)
$HC=AH \cdot tan 30^{\circ}=3 \cdot \dfrac{1}{\sqrt{3}}=\sqrt{3}$(cm)
$S_{ABC}=\dfrac{1}{2} BC.AH=HC.AH=3 \sqrt{3}$(cm$^{2}$)
Vì thế, câu trả lời (D) là đúng.