Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Sống, hay không sống - đó là vấn đề (P1) SVIP
SỐNG, HAY KHÔNG SỐNG - ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ
(Phần 1)
Uy-li-am Sếch-xpia
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- Uy-li-am Sếch-xpia (1564 - 1616) là nhà soạn kịch, nhà thơ nổi tiếng nhất của nước Anh thời kì Phục hưng.
- Ông sinh ra và lớn lên tại tây nam nước Anh, trong một gia đình buôn bán len dạ. Khi ông 14 tuổi, do gia đình sa sút nên ông buộc phải thôi học.
- Khoảng năm 1585, ông lên Luân Đôn kiếm sống, làm giúp việc cho đoàn kịch, trở thành diễn viên, nhà soạn kịch kiêm đạo diễn và đồng sở hữu đoàn kịch.
- Từ năm 1592, tên tuổi Sếch-xpia bắt đầu gây chú ý trong giới nghệ thuật.
- 1599, ông tham gia xây dựng Nhà hát Địa Cầu.
- 1608, đoàn kịch của ông sở hữu thêm nhà hát có mái che đầu tiên ở Luân Đôn.
b. Sự nghiệp
- Sáng tác của ông gồm 37 vở kịch, 4 bản trường ca, 154 bài xon-nê, cho đến nay vẫn được coi là những kiệt tác hàng đầu của văn học thế giới.
- Kịch của ông gồm nhiều thể loại (bi kịch, kịch lịch sử, hài kịch, bi hài kịch), nhưng nổi tiếng nhất là bi kịch.
- Bi kịch của ông là những kiệt tác gồm: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Vua Lia, Ô-ten-lô, Hăm-lét,...
- Bi kịch của Sếch-xpia chứa đựng tinh thần nhân văn sâu sắc. Tinh thần ấy được thể hiện qua hình tượng các nhân vật phóng khoáng, tự do, có tính cách mạnh mẽ; qua lời thoại sắc sảo, tinh tế; nghệ thuật triển khai, đan xen các tuyến xung đột, các tuyến hành động kịch mang tính chất dồn nén, tập trung.
- Các vở bi kịch của ông thường dựa trên một số cốt truyện, truyền thuyết có sẵn nhưng được mở rộng, khơi sâu chủ đề để xây dựng những hình tượng bất tử.
2. Tác phẩm
a. Vở kịch Hăm-lét
- Được viết trong khoảng 1599 - 1601.
- Dựa trên cốt truyện về hoàng tử Hăm-lét xứ Đan Mạch trả thù cho cha.
- Sáng tạo của Sếch-xpia: đặt nhân vật vào vào bối cảnh Phục hưng - khi lí tưởng nhân văn chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc bởi xung đột với thực tế lịch sử nghiệt ngã.
- Số hồi:
b. Đoạn trích Sống, hay không sống - đó là vấn đề
- Là màn kịch nổi tiếng nhất trong Hăm-lét.
- Thuộc cảnh 1, hồi III.
- Ý nghĩa nghệ thuật của đoạn trích: Đoạn trích không chỉ góp phần khơi sâu tư tưởng chủ đề của vở kịch, mà còn gợi nhiều suy ngẫm về bản tính con người, về những vướng mắc trong tâm tư và trăn trở muôn đời của con người trong cuộc sống: sống hay không sống.
- Địa điểm diễn ra hành động kịch: Một gian phòng trong lâu đài.
- Bố cục:
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
1. Âm mưu do thám
* Nhân vật: vua Clô-đi-út, Rô-den-cran, Ghin-đơn-xtơn, hoàng hậu, Ô-phê-li-a, Pô-lô-ni-út.
* Mối quan hệ giữa Hăm-lét và các nhân vật:
- Vua Clô-đi-út: chú ruột - hiện đã kết hôn với mẹ của Hăm-lét sau khi hại vua cha của Hăm-lét và đoạt ngôi.
- Rô-den-cran, Ghin-đơn-xtơn: bạn thân.
- Hoàng hậu hiện tại của vua Clô-đi-út: mẹ của Hăm-lét.
- Ô-phê-li-a: người yêu.
- Pô-lô-ni-út: cha của Ô-phê-li-a, cận thần.
=> Họ đều có quan hệ thân thiết, gần gũi với Hăm-lét và là người mà Hăm-lét có thể tin tưởng được.
* Lời thoại:
- Vua với hoàng hậu, Rô-den-cran và Ghin-đơn-xtơn: trò chuyện về bệnh mất trí của Hăm-lét:
-
Thế trong khi chuyện trò cùng thái tử, các khanh lại không lựa được cơ hội nào để tìm hiểu tại sao Người rối loạn tâm thần, để cho chuỗi ngày xanh êm đẹp bị tan nát vì những con điên dữ dội, hiểm nghèo hay sao?
-
Thái tử tiếp các khanh có tử tế không?
-
Thế các khanh có kiếm cách gì cho thái tử tiêu khiển không?
=> Lời thoại là các câu nghi vấn dày đặc đã cho thấy vua và hoàng hậu rất quan tâm, chú ý và muốn biết rõ về tình trạng bệnh của Hăm-lét.
- Vua với hoàng hậu:
-
Trẫm đã ra mật lệnh cho tìm Hăm-lét tới đây, làm như thể tình cờ y bắt gặp Ô-phê-li-a ở nơi này. Trẫm sẽ đích thân cùng Tướng công Pô-lô-ni-út, như hai thám tử hợp pháp, ngồi vào một nơi kín, nhìn thấy hết mà không ai nhìn thấy mình, để tận mắt quan sát mọi cử chỉ của y qua cuộc gặp gỡ, xem có phải chính bệnh tương tư là nguyên nhân làm y quẫn trí chăng.
=> Vua thừa nhận vai trò của mình và Pô-lô-ni-út: hai thám tử hợp pháp, ngồi vào một nơi kín, nhìn thấy hết mà không ai nhìn thấy mình, để tận mắt quan sát mọi thứ. Thực tế, ẩn sau hành động tưởng chừng là hợp lí chính là sự nham hiểm, thâm độc và xảo trá.
- Pô-lô-ni-út, vua với Ô-phê-li-a:
+ Pô-lô-ni-út dặn dò con gái:
- con cứ đi lại chỗ này, hãy cầm cuốn sách này và đọc đi. Như thế mới thêm vẻ tự nhiên trong lúc cô đơn.
+ Pô-lô-ni-út tự thú:
- Đời vẫn thường chê trách rằng ta khoác cái vẻ trầm mặc thành kính và bộ điệu chân tu nhiều khi cũng đường mật đánh lừa được cả ma quỷ. Điều đó đã được chứng tỏ quá nhiều rồi.
=> Pô-lô-ni-út nói với Ô-phê-li-a về việc làm sao để được “tự nhiên” nhất, đây cũng chính là lớp mặt nạ mà ông thường dùng trong cư xử và thành công đến mức “đánh lừa được cả ma quỷ”. Đây là một lời tự thú công khai có tác dụng phản ánh bản chất Pô-lô-ni-út.
+ Vua tự thú:
-
Ôi, đúng quá thật! Lời nói như roi quất vào lương tâm ta… Ôi, gánh nặng của tội ác!
=> Vua đồng tình với những chỉ dẫn Pô-lô-ni-út đưa ra cho Ô-phê-li-a để cuộc gặp gỡ “tình cờ” với Hăm-lét diễn ra tự nhiên nhất: Vua thừa nhận tội ác của bản thân khi soi chiếu vào màn dàn dựng của cận thần và thấy được tội ác trong đó: Lời nói như roi quất vào lương tâm ta.
=> Vua hoàn toàn ý thức về tội ác bản thân đã gây ra.
=> Những lời tự thú công khai của các nhân vật kịch góp phần làm rõ tính bi kịch của tác phẩm: sự ngang trái, đảo điên của xã hội khi mà con người sống với nhau bằng những lớp mặt nạ âm mưu thủ đoạn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây