Bài học cùng chủ đề
- Nội dung 1. Chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam (1965 - 1973)
- Chiến lược "Chiến tranh cục bộ"
- Nội dung 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965 - 1973)
- Nội dung 1. Chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam (1965 - 1973)
- Nội dung 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965 - 1973)
- Nội dung 3. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
- So sánh Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954 và Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973
- Nội dung 3. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
- Nội dung 3. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
So sánh Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954 và Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 SVIP
1. Giống nhau
a. Hoàn cảnh
- Triệu tập và kí kết sau khi Việt Nam giành được thắng lợi quân sự quyết định.
- Kí kết trong bối cảnh các nước lớn (Mĩ, Liên Xô...) có sự hòa hoãn.
b. Nội dung Hiệp định
- Các nước phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam (độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ).
- Các bên ngừng bắn để tạo cơ sở cho giải quyết các vấn đề khác liên quan đến hòa bình, thống nhất.
- Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất đất nước thông qua tổng tuyển cử tự do.
- Đối phương (thực dân Pháp và đế quốc Mĩ) phải rút hết quân về nước (có thời hạn), không đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.
c. Ý nghĩa, tác động
- Là văn phản pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
- Phản ánh, ghi nhận thắng lợi của nhân dân Việt Nam giành được trên chiến trường.
- Kết quả của cuộc đấu tranh kiến cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam, có sự kết hợp của cả ba mặt trận: chính trị, quân sự và ngoại giao.
- Đều đưa đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình.
- Là cơ sở pháp lý để nhân dân Việt Nam tiếp tục đấu tranh cách mạng.
2. Khác biệt
Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương | Hiệp định Pari về Việt Nam | |
Hoàn cảnh |
- Là Hội nghị quốc tế (9 nước), chịu sự chi phối sâu sắc của các nước lớn. - Được kí kết khi Pháp đã thất bại hoàn toàn trong trận Điện Biên Phủ (tháng 5/1954). |
- Hội nghị gồm 4 bên nhưng thực chất là hội nghị hai bên (Việt Nam - Hoa Kì). - Được kí kết khi Mĩ thất bại trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" chiến tranh ở miền Nam và chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc. |
Nội dung Hiệp định |
- Giải quyết vấn đề liên quan đến hào bình trong phạm vi ở Đông Dương. - Quy định thời gian rút quân của Pháp: + Rút khỏi Bắc Việt Nam sau 2 ngày. + Rút khổi Nam Đông Dương trong 2 năm. - Ở Việt Nam, quân đội hai bên tham chiến chuyển giao quân, chuyển giao khu vực. |
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình trong phạm vi ở Việt Nam. - Mĩ phải rút hết quân đội và quân đồng minh sau 60 ngày kể từ ngày kí Hiệp định Pari. - Quân Mĩ không có địa bàn tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực mà phải rút về nước từ ngày kí trong thời gian 60 ngày. |
Ý nghĩa, tác động |
- Thắng lợi chưa trọn vẹn, không phản ánh được đầy đủ thắng lợi của nhân dân Việt Nam giành được trên chiến trường. - Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. - Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. - So sánh lực lượng sau Hiệp định Giơ-ne-vơ thay đổi, không có lợi cho Việt Nam. |
- Thắng lợi trọn vẹn, phản ánh đúng thắng lợi của quân dân Việt Nam. - Buộc Mĩ và quân đồng minh Mĩ phải rút quân về nước (trên thực tế, Mĩ chưa chấp nhận việc chấm dứt chiến tranh, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn). - Sau Hiệp định Pari, so sánh lực lượng có lợi cho Việt Nam, từ đó tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây