Bài học cùng chủ đề
- Nội dung 1. Chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam (1965 - 1973)
- Chiến lược "Chiến tranh cục bộ"
- Nội dung 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965 - 1973)
- Nội dung 1. Chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam (1965 - 1973)
- Nội dung 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965 - 1973)
- Nội dung 3. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
- So sánh Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954 và Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973
- Nội dung 3. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
- Nội dung 3. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nội dung 1. Chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam (1965 - 1973) SVIP
1. Chiến đấu chống lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1965 - 1968)
a. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam
* Hoàn cảnh lịch sử
- Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ đã tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.
- "Chiến tranh cục bộ" là một trong ba chiến lược nằm trong chiến lược quân sự toàn cầu "phản ứng linh hoạt".
* Âm mưu và thủ đoạn
- Đặc điểm: đây là loại hình chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mĩ. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" sử dụng các lực lượng quân sự gồm: quân đội Sài Gòn, lực lượng chiến đấu Mĩ cùng các nước đồng minh của Mĩ. Trong đó, quân Mĩ giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị vũ khí.
- Âm mưu: ở chiến lược này, Mĩ sử dụng hai chiến lược "tìm diệt" và "bình định" nhằm:
+ Cố gắng giành lại thế chủ động trên chiến trường.
+ Đẩy lực lượng vũ trang của ta về thế phòng ngự.
+ Buộc ta phải phân tán nhỏ hoặc rút về biên giới.
+ Làm chiến tranh tàn lụi dần.
- Thủ đoạn
+ Tăng cường đổ quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh vào miền Nam.
+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn.
+ Tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966; 1966 - 1967 bằng hàng loạt các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt cộng”.
b. Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ
* Mặt trận quân sự:
- Ngày 18/8/1965, quân giải phóng đã đẩy lùi cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi) của Mĩ. Chiến thắng Vạn Tường được coi là "Ấp Bắc" đối với quân Mĩ, chứng tỏ quân dân Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ", mở đầu cao trào "tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam.
- Đập tan cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ nhất (Đông - Xuân 1965 - 1966).
- Đập tan cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ hai (Đông - Xuân 1966 - 1967), lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh).
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, diễn ra đồng loạt trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị. Thắng lợi này có ý nghĩa lớn trong cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam:
+ Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố "Phi Mĩ hóa chiến tranh", ngừng ném bom miền Bắc, ngồi vào bàn đàm phán Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh.
+ Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngồi vào bàn đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh xâm lược.
+ Mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
* Mặt trận chống "bình định":
- Ở hầu khắp các vùng nông thôn, quần chúng được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá vỡ từng mảng “ấp chiến lược”.
* Mặt trận chính trị:
- Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Đến năm 1967, Mặt trận đã có cơ quan thường trực ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước khác. Cương lĩnh của Mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực lên tiếng ủng hộ.
2. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ (1969 - 1973)
a. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ
* Hoàn cảnh ra đời:
Sau thất bại của “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam. Đầu năm 1969, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đồng thời mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh”.
* Âm mưu và thủ đoạn:
- Đặc điểm: “Việt Nam hóa chiến tranh” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần của Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân Việt Nam.
- Thủ đoạn:
+ Mở rộng xâm lược Lào và Campuchia, thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” nhằm hỗ trợ cho "Việt Nam hoá chiến tranh".
+ Mĩ tăng viện trợ giúp quân đội Sài Gòn tăng lên 1 triệu người cùng với trang thiết bị hiện đại để quân đội Sài Gòn tự gánh vác được chiến tranh.
+ Lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cách mạng Việt Nam.
+ Tăng cường đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân; sẵn sàng "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược khi cần thiết.
b. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ
* Mặt trận chính trị - ngoại giao:
- Ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Vừa ra đời, Chính phủ đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
- Ngày 24 - 25/4/1970, hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp nhằm đối phó việc Mĩ chỉ đạo tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập của Xihanúc ở Campuchia (18/3/1970), để chuẩn bị cho bước phiêu lưu quân sự mới. Hội nghị biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mỹ của nhân dân Đông Dương.
- Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết. Việt Nam căn bản hoàn thành nhiệm vụ đánh cho Mĩ cút.
* Mặt trận chống "bình định":
- Ở khắp các đô thị, phong trào đấu tranh của tầng lớp nhân dân nổ ra liên tục. Đặc biệt ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, phong trào học sinh, sinh viên phát triển rầm rộ đã thu hút đông đảo giới trẻ tham gia.
- Ở vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi, ven đô thị, đều có phong trào của quần chúng nổi dậy chống “bình định” phá “ấp chiến lược”.
* Mặt trận quân sự:
- Từ 30/4 đến 30/6/1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.
- Từ 12/2 đến 23/3/1971, liên quân Việt - Lào đã đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn - 719” của quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 tên địch, buộc chúng phải rút khỏi Đường 9 – Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.
- Đỉnh cao của cuộc chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” là cuộc tiến công chiến lược 1972, buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
c. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Trong 2 năm 1970 - 1971, cách mạng Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.
- Cách mạng miền Nam đã có những điều kiện và thời cơ thuận lợi cho một cuộc tiến công chiến lược mới.
* Diễn biến:
- Ngày 30/3/1972, quân ta mở cuộc tấn công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tấn công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam.
- Đến cuối tháng 6/1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của Mĩ là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
* Kết quả:
- Trong 3 tháng đầu, quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 20 vạn quân Sài Gòn, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn và đông dân.
- Sau đó, địch phản công mạnh, gây cho ta nhiều thiệt hại. Mĩ tiến hành trở lại chiến tranh phá hoại miền Bắc từ ngày 6/4/1972.
* Ý nghĩa:
- Cuộc tấn công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây