Bài học cùng chủ đề
- Tri thức ngữ văn: Thơ lục bát
- Tri thức ngữ văn: Từ đồng âm và từ đa nghĩa
- Tri thức ngữ văn: Hoán dụ
- Văn bản: Chùm ca dao về quê hương đất nước
- Thực hành tiếng Việt từ văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước
- Văn bản: Chuyện cổ nước mình
- Văn bản: Cây tre Việt Nam
- Thực hành tiếng Việt từ văn bản Chuyện cổ nước mình và Cây tre Việt Nam
- Tập làm một bài thơ lục bát
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
- Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương
- Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong
- Nâng cao: Tre Việt Nam
- Củng cố, mở rộng
- Phiếu bài tập tổng hợp - Đề số 1
- Phiếu bài tập tổng hợp - Đề số 2
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tổng hợp - Đề số 2 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. […]
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà... hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.
Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió ...
Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!
(Trích Hương làng - Băng Sơn)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
Các từ: "hương cốm", "hương lúa", "hương rơm rạ" thuộc từ loại nào?
Chọn chủ ngữ trong câu văn sau:
Đó là mùi thơm mộc mạc, chân chất.
Ngày mùa, theo tác giả mùi thơm của làng được tỏa ra từ hương vị gì?
Những mùi thơm của làng quê được nhắc đến trong văn bản có đặc điểm gì?
Ý nghĩa của câu "Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!" là gì? (Chọn 2 đáp án)
Chọn vị ngữ trong câu văn sau:
Đó là mùi thơm mộc mạc, chân chất.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu văn: "…cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm." sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
Em có đồng tình với quan niệm của Băng Sơn qua câu văn sau không? Vì sao? "Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió."?
Viết bài văn khoảng 1 đến 1,5 trang giấy thi kể lại một trải nghiệm của em.