Bài học cùng chủ đề
- Tri thức về nghị luận xã hội
- Tự học - một thú vui bổ ích
- Bàn về đọc sách
- Đọc kết nối chủ điểm: Tôi đi học
- Đọc mở rộng theo thể loại: Đừng từ bỏ cố gắng
- Thực hành tiếng Việt
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
- Ôn tập
- Phiếu bài tập chủ đề 6
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập chủ đề 6 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
(1) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(2) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(3) Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyền đất ruộng cho Chính phủ... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
(4) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau.
Các bằng chứng trong văn bản được sắp xếp như thế nào?
Nối ba phần của văn bản với nội dung tương ứng.
Có thể nhận biết nhanh nhất vấn đề nghị luận của văn bản này qua
Tác phẩm thuộc kiểu văn bản nào?
Ý nào đúng khi nhận xét về văn bản? (Chọn 2 đáp án)
Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì?
Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Ý nào sau đây nói đúng về hình ảnh "làn sóng" xuất hiện trong đoạn (1)? (Chọn 2 đáp án)
Đoạn (2) và (3) không có điểm chung nào?
Tác giả thể hiện tình cảm, thái độ chủ yếu nào trong văn bản?
Liên kết có tác dụng gì đối với văn bản?
Chọn 2 đặc điểm của một văn bản có tính liên kết?
Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục)
Các câu, các đoạn văn trong ngữ liệu trên sử dụng các phép liên kết nào? (Chọn 2 đáp án)
Nhấp chuột vào từ ngữ thể hiện phép nối trong đoạn văn sau.
Giản dị có vẻ đẹp riêng của nó. Và quan niệm giản dị cần được hiểu một cách đúng đắn. Giản dị không đồng nghĩa với giản đơn, sơ sài.
(Nguyễn Văn Hải, Báo Nhân dân, ngày 20/5/2000)
Các câu trong đoạn văn sau sử dụng các phép liên kết nào? (Chọn 2 đáp án)
(1) Người Lô Lô là một trong những dân tộc thiểu số có dân số ít nhất tại Việt Nam, cư trú chủ yếu ở tỉnh Hà Giang và Cao Bằng. (2) Tuy nhiên, không vì thế mà đồng bào nơi đây thiếu vắng bề dày văn hóa so với những tộc người đông cư dân.
(Phạm Thùy Dung, Tạp chí Di sản, tháng 12 năm 2019)
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội.
- Nêu ý kiến của người viết về vấn đề cần bàn luận: gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội.
2. Thân bài:
a. Giải thích: Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng.
b. Bàn luận: Trình bày các lí lẽ, bằng chứng để chứng minh vai trò quan trọng của gia đình với mỗi cá nhân và toàn xã hội:
* Vai trò của gia đình với mỗi cá nhân: (học sinh tự tìm dẫn chứng phù hợp, xác đáng)
- Là cái nôi nuôi dưỡng, hình thành, giáo dục nhân cách cho mỗi cá nhân.
- Là động lực để con người cố gắng.
- Là điểm tựa về cả mặt vật chất lẫn tinh thần vững chãi cho mỗi cá nhân.
* Vai trò của gia đình đối với toàn xã hội: (học sinh tự tìm dẫn chứng phù hợp, xác đáng)
- Mỗi gia đình là tế bào của xã hội, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội.
- Mỗi gia đình giáo dục tốt cho cá nhân sẽ góp phần tạo nên xã hội văn minh, phát triển.
* Lật lại vấn đề:
- Vẫn còn có những gia đình không chú trọng việc giáo dục con cái.
- Vẫn còn có những cá nhân không coi trọng gia đình.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội.
- Đề xuất giải pháp bảo vệ, gìn giữ gia đình: các thành viên luôn yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau.
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bàn về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội.