Bài học cùng chủ đề
- Văn bản: Thị Mầu lên chùa
- Văn bản: Huyện Trìa xử án
- Đọc kết nối chủ điểm: Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
- Thực hành tiếng Việt
- Đọc mở rộng theo thể loại: Xã trưởng - Mẹ Đốp
- Đọc mở rộng theo thể loại: Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
- Viết: Viết một bản nội quy ở nơi công cộng
- Viết: Viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng
- Phiếu bài tập
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
QUAN ÂM THỊ KÍNH
Tóm tắt nội dung
Vở chèo(*) có thể chia làm ba phần:
1. Án giết chồng
Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ.
2. Án hoang thai
Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tính lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính Tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm.
3. Oan tình được giải - Thị Kính lên tòa sen
Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng "hóa", được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi "hóa", Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là gái và hiểu rõ tấm lòng từ bi nhẫn nhục của nàng.
Trích đoạn
NỖI OAN HẠI CHỒNG
Thiện Sĩ: (nói sử) Nàng ơi, đã bao lâu soi kinh bóng quế(1)
Ta dùi mài đợi hội long vân(2)
Đêm nay nghe mỏi mệt tâm thần
Mượn kỉ(3) này nghỉ lưng một lát
(Thị Kính dọn kỉ rồi ngồi quạt cho chồng. Thiện Sĩ thiu thiu ngủ. Một lát, Thị Kính chăm chú nhìn dưới cằm chồng, băn khoăn.)
Thị Kính: (nói sử) Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc,
Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta
Râu làm sao một chiếc trồi ra?
Dị hình sắc dưới cằm mọc ngược
Khi chàng thức giấc biết làm sao được.
Nay đang cơn giấc ngủ mơ màng,
Dạ thương chồng, lòng thiếp sao an
Âu dao bén, thiếp xén tày một mực.
(Thị Kính cầm dao khâu xén chiếc râu. Thiện Sĩ chợt giật mình choàng thức dậy, hốt hoảng nắm lấy dao kêu lên.)
Thiện Sĩ: Hỡi cha! Hỡi mẹ! Hỡi xóm! Hỡi làng!
Đêm hôm khuya khoắt bỗng làm sao thấy sự bất thường...
(Sùng ông, Sùng bà cùng hốt hoảng chạy ra.)
Sùng bà: Làm sao đấy hở? Làm sao?
Sùng ông: Bất thường làm sao ? Việc gì ban đêm không để xóm giềng ngủ. Vợ chồng lại rầm rĩ lên như thế?
Thiện Sĩ: (nói đếm)
Thưa cha mẹ, đêm qua con ngồi học đã khuya
Vừa chợp mắt thấy dao kia kề cổ.
Con nói đây, có quỷ thần hai vai chứng tỏ
Dầu thực hư đôi lẽ con chưa tường.
Sùng ông: Hú vía! Kề cổ mày hay kề cổ ai hở con?
Sùng bà: (gắt Sùng ông)
Thôi đi, lại còn kề cổ ai vào đây nữa?
Cái con mặt sứa gan lim này! Mày định giết con bà à?
(Dúi đầu Thị Kính ngã xuống) Úi chao! Tôi đã bảo ông mà!
Lấy vợ cho con thì phải kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu(4) kia mà! (Múa hát sắp chợt)
Giống phượng giống công(5),
Giống nhà bà đây giống phượng giống công.
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng(6) lẳng lơ.
Chứ bây giờ bay mới lộ cái mặt ra,
Chứ bây giờ sao chẳng mở cái mồm ra?
Thị Kính: (khóc) Lạy cha, lạy mẹ! Cho con xin trình cha mẹ...
Sùng bà: Thôi câm đi! Lại còn dám mở mồm nữa à?
(Tiến lại phía Thiện Sĩ) Úi chao! Hú hồn hú vía cho con tôi!
Giải kiếp! Giải kiếp! (Quay lại Thị Kính)
(Nói lệch) Cả gan! Cả gan! Cái con này thật cả gan!
May cho con tao sực tỉnh giấc vàng,
Tỉnh tình tinh nữa còn gì mà không chết?
Này con kia! Mày có trót say hoa đắm nguyệt
Đã trên dâu dưới Bộc(7) hẹn hò...
Thị Kính: (vật vã khóc) Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!
Sùng bà: (nói tiếp) Mày cứ thú với bà, bà cũng thứ đi cho.
Can chi phải dụng tình bất trắc(8).
Mày ngửa mặt lên cho bà xem nào!
Sùng ông: Thì mày ngửa lên cho bà ấy xem!
(Thị Kính ngửa mặt rũ rượi).
Sùng bà: (nói lệch) Ôi chao ơi là mặt!
Chém bổ băm vằm xả xích mặt!
Gái say trai lập chí giết chồng?
Thị Kính: Oan cho con lắm mẹ ơi!
Chàng học khuya mỏi mệt.
Con thấy râu mọc ngược dưới cằm...
Sùng bà: Lại còn oan à?
Rõ rành rành mười mắt đều trông.
Phi mặt gái trơ như mặt thớt!
Sùng ông: Thì ra con Thị Kính này nó là gái giết chồng thật hở bà?
Sùng bà: Úi giời ơi! Chồng với con! Ông chửa mở mắt được ra mà trông kia kìa (trỏ con dao dưới đất).
Lúc nào cũng rượu, lúc nào cũng say. Ăn nói thì lèm bèm lèm bèm...
... Này con kia! Tam tòng tứ đức(9) nhà mày để ở đâu hử?
(nói lệch) Sao mày không sợ gươm trời búa nguyệt(10),
Cả gan thay cho bụng đàn bà,
Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo(11).
Này, bà bảo cho mà hay này: đồng nát thì về Cầu Nôm(12)
Con gái nỏ mồm thì về ở với cha, biết không?
(hát sắp) Lại nở ra rồng
Trứng rồng lại nở ra rồng(13)
Liu điu lại nở ra dòng liu điu(14).
(nói lệch) Này! Nhà bà đây cao môn lệnh tộc(15).
Mày là con nhà cua ốc
Cho nên nữ tam tòng mày ăn ở đơn sai
Chả công đâu bà đánh mắng cho hoài
Gọi Mãng tộc, phó về cho rảnh thôi ông ạ!
Ơ hay! ... Thế ông vẫn ngồi chết ở đấy à?
Sùng ông: Sao bà bảo tôi ngồi chết gí xuống đây thì tôi đừng ngồi à?
Sùng bà: Không biết gọi Mãng tộc sang đây mà giao trả con Thị Kính kia đi. Để như vậy con mình có ngày chết oan vì nó đấy. Thôi ông đi đi!
Sùng ông: Ừ thì đi!
Thị Kính: (với Thiện Sĩ) Oan thiếp lắm chàng ơi!
Sùng bà: Thôi con vào rửa mặt mà đọc sách. Rồi đây mẹ lấy cho dăm vợ, tiếc gì cái đồ sát chồng kia nữa!
Thị Kính: Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!
Sùng bà: Hãy còn oan à? (với Thiện Sĩ) Đi! Đi vào!
(Thị Kính chạy theo van xin, Sùng bà dúi tay ngã khuỵu xuống thì có tiếng Sùng ông nói từ ngoài cổng.)
Sùng ông: Ông Mãng ơi, ông sang mà ăn cữ cháu!
Mãng ông: Đấy, tôi biết ngay mà! Mạ già ruộng ngấu, không cắm cây mạ thì thôi, chứ cắm là mọc ngay cây lúa cho mà xem.
Sùng ông: Ông khoe con ông đủ nữ tắc nữ công(16) nhỉ?
Mãng ông: Vâng, thì cháu đủ nữ tắc nữ công đấy chứ!
Sùng ông: Đây này! (Cầm con dao giơ vào mặt Mãng ông) Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này!
Mãng ông: Úi chao! Thật thế hở ông?
Sùng ông: Ông chưa mở mắt ra mà trông đấy à? (chỉ Thị Kính) Đấy, con ông đấy, ông đem về mà dạy bảo. Từ giờ trở đi, ông hãy bớt cái mồm mà khoe khoang, nữ tắc với chả nữ công. Về đi!
Mãng ông: Ông ơi! Ông cho tôi biết đầu đuôi câu chuyện với, ông ơi!
Sùng ông: Biết này!
(Sùng ông dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào. Thị Kính chạy vội lại đỡ cha. Hai cha con ôm nhau than khóc).
Mãng ông: Con ơi! Con ăn ở ra sao mà nên nông nỗi này hở con?
Thị Kính: Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!
Mãng ông: Oan cho con lắm à?
(sử rầu rồi văn) Con ơi! Dù oan dù nhẫn chẳng oan
Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào!
Thôi sự tình về nhà nói cho cha mẹ biết. Dù oan, ngay, giờ biết kêu ai. Thôi đứng dậy về cùng cha, rồi cha liệu cho con. (Thị Kính dẫn cha đi một quãng, Mãng ông quay lại) Về cùng cha, con ơi!
(Thị Kính đi theo cha mấy bước nữa, rồi dừng lại và thở than, quay vào nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.)
Thị Kính: (hát sử rầu)
Thương ôi! Bấy lâu sắt cầm tịnh hảo(17)
Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi.
Nghĩ trách mình phận hẩm duyên ôi
Cho nên nỗi thế tình run rủi!
(nói thảm) Về cùng cha! Có trở về như vậy
Cũng không sao tránh khỏi tiếng mỉa mai.
Không, không, phải sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính...
(sử rầu tiếp) Con vọng bái nghiêm từ(18) tôn kính,
Con tìm nơi khuất mặt cho xong.
Trách lòng ai nỡ phụ lòng
Đang tay nỡ bẻ phím đồng làm đôi
Nhật nguyệt rạng soi
Thấu tình chăng nhẽ
Trước con lạy cha, sau con lạy mẹ
Thay áo quần giả dạng nam nhi
(hát ba than) Áo chít cài khuy
Nay tôi quyết tâm trá hình nam tử bước đi tu hành.
Cầu Phật tổ chứng minh.
(Thị Kính lặng kẽ bước ra khỏi họ Sùng, hướng về phía trời chớm rạng đông thì màn từ từ khép lại.)
(Theo Đỗ Bình Trị - Hoàng Hữu Yên,
trong Văn tuyển văn học Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1983)
Đề bài
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Nối các kiểu nhân vật phù hợp.
Những câu nói sau của nhân vật nào?
+ Giống nhà bà đây giống phượng giống công - Tuồng bay mèo mả gà đồng.
+ Nhà bà đây cao môn lệnh tộc - Mày là con nhà cua ốc.
+ Trứng rồng lại nở ra rồng - Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
Trong đoạn trích, Thị Kính kêu oan bao nhiêu lần?
Nhân vật Thị Kính là người thế nào?
Dòng nào nói đúng về ngôn ngữ của Sùng bà?
Hai nhân vật chính thể hiện xung đột kịch trong đoạn trích là ai?
Tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà thế nào? (Chọn 2 đáp án)
Văn bản thuộc thể loại nào?
Hãy viết bản nội quy cho câu lạc bộ ngoại khóa mà bạn tham gia.