Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (7 điểm) SVIP
Bài 1.
1. (0,5 điểm) Rút gọn $\sqrt{20}-\sqrt{45}+ 3\sqrt{18}+ \sqrt{72}$.
2. (1,5 điểm) Cho biểu thức $A=\Big( \dfrac{3\sqrt{x}-7}{x-\sqrt{x}-6}-\dfrac{3\sqrt{x}-6}{x-4}+\dfrac{1}{\sqrt{x}-3} \Big):\dfrac{\sqrt{x}+2}{x+4\sqrt{x}+4}$ với $x\ge 0;x\ne 4;x\ne 9.$
a) Rút gọn $A$.
b) Tìm các giá trị của $x$ để $A<1.$
Hướng dẫn giải:
1. Ta có:
$A=\sqrt{20} - \sqrt{45} + 3\sqrt{18} + \sqrt{72}$
$= 2\sqrt{5} - 3\sqrt{5} + 3(3\sqrt{2}) + 6\sqrt{2}$
$=-\sqrt{5} + 15\sqrt{2}$.
2 .Với $x\ge 0;\,x\ne 4;\,x\ne 9$ ta có
a) $A=\Big[ \dfrac{3\sqrt{x}-7}{(\sqrt{x}-3)(\sqrt{x}+2)}-\dfrac{3(\sqrt{x}-2)}{(\sqrt{x}+2)(\sqrt{x}-2)}+\dfrac{1}{\sqrt{x}-3} \Big]:\dfrac{\sqrt{x}+2}{{{(\sqrt{x}+2)}^2}}$
$=\Big[ \dfrac{3\sqrt{x}-7}{(\sqrt{x}-3)(\sqrt{x}+2)}-\dfrac{3}{\sqrt{x}+2}+\dfrac{1}{\sqrt{x}-3} \Big]:\dfrac{1}{\sqrt{x}+2}$
$=\dfrac{3\sqrt{x}-7-3(\sqrt{x}-3)+\sqrt{x}+2}{(\sqrt{x}-3)(\sqrt{x}+2)}:\dfrac{1}{\sqrt{x}+2}$
$=\dfrac{\sqrt{x}+4}{(\sqrt{x}-3)(\sqrt{x}+2)}.(\sqrt{x}+2)$
$=\dfrac{\sqrt{x}+4}{\sqrt{x}-3}$.
b) $A<1$
$\dfrac{\sqrt{x}+4}{\sqrt{x}-3}<1$
$\dfrac{\sqrt{x}+4}{\sqrt{x}-3}-1<0$
$\dfrac{7}{\sqrt{x}-3}<0$
$\sqrt{x}-3<0$
$\sqrt{x}<3$
$x<9$ mà $x\ge 0;\,x\ne 4;\,x\ne 9$
Suy ra $ 0\le x<9$ và $x\ne 4$
Vậy với $0\le x<9$ và $x\ne 4$ thì $A < 1$.
Bài 2. (1,5 điểm) Tại một buổi biểu diễn nhằm gây quỹ từ thiện, ban tổ chức đã bán được $500$ vé. Trong đó có hai loại vé: vé loại I giá $100\,000$ đồng; vé loại II giá $75\,000$ đồng. Tổng số tiền thu được từ bán vé là $44\,500\,000$ đồng. Tính số vé bán ra của mỗi loại.
Hướng dẫn giải:
Gọi số vé bán ra của vé loại I và vé loại II lần lượt là $ x, y$ (vé) $(0 < x < 500, 0 < y < 500)$.
Theo bài, ban tổ chức đã bán được $500$ vé cả hai loại vé nên ta có phương trình: $x + y = 500$.
Số tiền thu được khi bán ra $x$ vé loại I là $100\,000x$ (đồng).
Số tiền thu được khi bán ra $y$ vé loại II là $75\,000y$ (đồng).
Theo bài, tổng số tiền thu được từ bán vé là $44\,500\,000$ đồng nên ta có phương trình:
$100\,000x + 75\,000y = 44\,500\,000$ hay $4x+3y=1\,780$.
Ta có hệ phương trình:
$\left\{ \begin{aligned} x+y=500 \\ 4x+3y=1\,780 \end{aligned} \right.\,(1)$
Giải hệ phương trình $(1)$ ta được $x = 280; y = 220$
Vậy vé loại I bán ra được $280$ vé; vé loại II bán ra được $220$ vé.
Bài 3. (2 điểm)
Cho đường tròn $(O; R)$ có đường kính $AB$. Vẽ dây $AC$ sao cho $AC = R$. Gọi $I$ là trung điểm của dây $AC$. Đường thẳng $OI$ cắt tiếp tuyến $Ax$ tại $M$. Chứng minh rằng:
a) $ACB$ có số đo bằng $90^\circ$, từ đó suy ra độ dài của $BC$ theo $R$.
b) $OM$ là tia phân giác của góc $COA$.
c) $MC$ là tiếp tuyến của đường tròn $(O;R)$.
Hướng dẫn giải:
a) Xét tam giác $ABC$ có $OC = OA = OB = \dfrac12 AB $
Suy ra $\Delta ABC$ vuông tại $C$ (Định lí đường trung tuyến trong tam giác vuông)
Do đó, $\widehat{ACB} = 90^\circ$.
Áp dụng định lý Pythagore cho tam giác $ ABC $ vuông tại $ C $, ta có:
$AB^2 = AC^2 + BC^2.$
Do đó:
Mà $BC > 0$, nên:
$BC = R\sqrt{3}.$
b) Trong tam giác $ OAC $, có $OA = OC = R$.
Suy ra tam giác $ OAC $ là tam giác cân tại $ O $.
Vì $I$ là trung điểm của dây $AC$ nên $ OI $ là đường trung tuyến của tam giác $ OAC $.
Suy ra $ OI $ cũng là đường phân giác của góc $ COA $.
Vậy $OM$ là tia phân giác của góc $COA$.
c) Xét $\Delta OAM$ và $\Delta OCM$, có:
+ $OA = OC = R$,
+ $\widehat{AOM} = \widehat{COM}$ (vì $ OM $ là phân giác góc $\widehat{COA}$),
+ Cạnh chung $ OM $.
Suy ra $\Delta OAM = \Delta OCM$ (c-g-c).
Nên: $\widehat{OAM} = \widehat{OCM}$ (hai góc tương ứng)
Mà $\widehat{OAM} = 90^\circ$ (do $AM$ là tiếp tuyến tại $A$ của $(O; R)$).
Nên $\widehat{OCM} = 90^\circ.$
Do đó:
Vậy $MC$ là tiếp tuyến của đường tròn $(O;R)$.
Bài 4. (1 điểm)
Hình bên biểu diễn vùng biển được chiếu sáng bởi một hải đăng có dạng một hình quạt tròn với bán kính $18$ dặm, cung $AmB$ có số đo $245^\circ$.
a) Hãy tính diện tích vùng biển có thể nhìn thấy ánh sáng từ hải đăng theo đơn vị kilômét vuông (lấy $1$ dặm $= 1\,600$ m, $\pi = 3,14$ và làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
b) Giả sử một con thuyền di chuyển dọc theo dây cung có độ dài $28$ dặm của đường tròn với tâm là tâm của hình quạt tròn, bán kính là $18$ dặm. Tính khoảng cách nhỏ nhất từ con thuyền đến hải đăng (theo đơn vị dặm và làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Hướng dẫn giải:
Đổi $18$ dặm $=28,8$ km; $28$ dặm $=44,8$ km.
a) Diện tích vùng biển có thể nhìn thấy ánh sáng từ hải đăng là
$\dfrac{\pi .28,8^2 . 245}{360} \approx1\,722,5$ (km$^2$)
b) Khoảng cách nhỏ nhất từ con thuyền đến ngọn hải đăng là khoảng cách từ tâm đến dây cung và bằng $\sqrt{18^2-\Big(\dfrac{28}{2}\Big)^2}=\sqrt{128}\approx 11,3$ (dặm).
Bài 5. (0,5 điểm)
Giải phương trình: $\sqrt{x-2} + \sqrt{y+2\,024} + \sqrt{z-2\,025} = \dfrac{1}{2}(x+y+z)$.
Hướng dẫn giải:
Điều kiện: $x \ge 2 ,\, y \ge – 2\,024, \, z \ge 2\,025$
Đặt $\sqrt{x-2} = a$; $\sqrt{y+2\,024} = b$; $\sqrt{z-2\,025} = c$ ($a,\,b,\,c$ không âm)
Ta có $x= a^2+2; \,y = b^2-2\,024; \,z = c^2 + 2\,025$
Suy ra $x+y+z = a^2 + b^2 + c^2 + 3 \, \, (1)$
Kết hợp $(1)$ với giả thiết ta có $2(a+b+c) = a^2 + b^2 + c^2 + 3 $
$(a - 1)^2 + (b - 1)^2 + (c - 1)^2 = 0$
Suy ra $a=b=c=1$.
Do đó $x = 3 ; y =-2\,023 ; z = 2\,026$.