Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (6 điểm) SVIP
(2 điểm) Số liệu về độ dịch chuyển và thời gian của một vật chuyển động được ghi trong bảng sau:
Độ dịch chuyển (cm) | 0 | 20 | 40 | 60 | 60 | 60 |
Thời gian (s) | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
a) Tính độ lớn vận tốc trung bình của vật trong 3 s đầu.
b) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của chuyển động này.
Hướng dẫn giải:
a. Độ lớn vận tốc trung bình của vật trong 3 s đầu:
\(\text{v}=\dfrac{d}{t}=\dfrac{60}{3}=20cm/s=0,2m/s\)
b. Đồ thị
(3 điểm) Một ô tô khối lượng 4 tấn đang chuyển động với vận tốc 18 km/h thì tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều, ô tô đi được 50 m cho đến khi đạt vận tốc 54 km/h. Biết hệ số ma sát trượt của mặt đường là 0,05. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính lực kéo của động cơ trong khoảng thời gian tăng tốc.
b. Hỏi sau bao lâu từ lúc tăng tốc ô tô đạt vận tốc 72 km/h? Trong khoảng thời gian đó ô tô đi được quãng đường là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
\(m=4.10^3kg\); \(\text{v}_0=18km/h=5m/s\)
\(s=50m;\) \(\mu=0,05;\) \(g=10m/s^2\)
Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ.
Các lực tác dụng lên xe: trọng lực \(\overrightarrow{P}\), phản lực \(\overrightarrow{N}\), lực kéo của động cơ \(\overrightarrow{F}\), lực ma sát trượt \(\overrightarrow{F}_{ms}\)
Áp dụng định luật 2 Newton cho chuyển động của vật theo hai trục Ox, Oy:
- \(F_x=F-F_{ms}=ma\) (1)
- \(F_y=N-P=0\) (2)
(1) \(\Rightarrow N=P=mg=4.10^3.10=4.10^4\) N
\(F_{ms}=\mu.N=0,05.4.10^4=2000\) N
a. \(\text{v}_1=54km/h=15m/s\)
Ta có: \(\text{v}_1^2-\text{v}_0^2=2as\)
Gia tốc của vật là: \(a=\dfrac{\text{v}_1^2-\text{v}_0^2}{2s}=\dfrac{15^2-5^2}{2.50}=2\) m/s2
Thay vào (1) ta có:
\(F=F_{ms}+ma=2000+4.10^3.2=10000N\)
b. \(\text{v}_2=72km/h=20m/s\)
Ta có: \(\text{v}_2=\text{v}_0+at_2\Rightarrow t_2=\dfrac{\text{v}_2\text{ - v}_0}{a}=\dfrac{20-5}{2}=7,5s\)
Vậy sau 7,5 s từ lúc tăng tốc thì ô tô đạt vận tốc 72 km/h.
Quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian đó là:
\(s_2=\text{v}_0t_2+\dfrac{1}{2}at_2^2=5.7,5+\dfrac{1}{2}.2.7,5^2=93,75m\)
(1 điểm ) Một ngọn đèn có khối lượng 1,2 kg. Người ta đã treo đèn này bằng cách luồn sợi dây qua một cái móc của đèn và hai đầu dây được gắn chặt trên trần nhà. Hai đầu dây có chiều dài bằng nhau và hợp với nhau một góc bằng 60o. Lấy gia tốc g = 9,8 m/s2. Lực căng của mỗi nửa sợi dây là
Hướng dẫn giải:
Khi đèn cân bằng, các lực tác dụng lên đèn được biểu diễn như sau:
Vì đèn nằm cân bằng, theo Định luật 2 Newton ta có:
\(\overrightarrow{P}+\overrightarrow{T}_1+\overrightarrow{T}_2=\overrightarrow{0}\)
\(\Rightarrow\overrightarrow{T}_1+\overrightarrow{T}_2=-\overrightarrow{P}\)
Theo hình vẽ ta có: \(T_1=T_2=\dfrac{P}{2cos30^o}=\dfrac{m.g}{2cos30^o}=\dfrac{1,2.9,8}{2cos30^o}=6,8\) N