Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần I + II SVIP
Câu 9. (1,0 điểm)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: “Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết”.
Câu 10. (1,0 điểm)
Thông điệp sâu sắc nhất em rút ra được từ văn bản trên là gì? Vì sao? (Viết đoạn văn khoảng 7 - 10 dòng trình bày suy nghĩ của em, đoạn văn có sử dụng dấu chấm phẩy)
Bài đọc:(…)Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.
Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (…)
Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đói. Tuy vậy, cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế. Các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo, các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi rũ tóc tìm chấy ngoài bóng nắng. Bác Lê đem thằng Hi, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một cái mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ, còn những đứa khác chơi quanh gần đấy. Trong ngày hè nóng nực, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu - bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại - nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giống mẹ con đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:
- Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.
Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu:
- Mất bớt đi cho nó đỡ tội!
Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.
(Trích Nhà mẹ Lê, Thạch Lam,
NXB Hội Nhà văn, 2008)
Hướng dẫn giải:
Câu 9. (1,0 điểm)
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh: “da thịt thâm tím vì rét như thịt con trâu chết.”
- Tác dụng:
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Nhấn mạnh nội dung diễn đạt: Khắc họa rõ cuộc sống đói rách cùng cực của gia đình bác Lê.
+ Qua đó, cũng cho thấy sự cảm thương, chia sẻ của nhà văn với cuộc sống của người nông dân.
Câu 10. (1,0 điểm)
- Học sinh trình bày được 01 thông điệp sâu sắc nhất theo quan điểm cá nhân và có lí giải hợp lí, thuyết phục.
Một số thông điệp gợi ý:
+ Tình yêu thương
+ Tình mẫu tử
- Viết đúng dung lượng 7 - 10 dòng.
- Sử dụng hợp lí dấu chấm phẩy.
- Viết đúng hình thức đoạn văn.
- Nêu được cảm nhận về thông điệp.
*Lưu ý: học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.
PHẦN II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em trong dịp nghỉ lễ.
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được trải nghiệm đáng nhớ trong dịp nghỉ lễ, thân bài triển khai được diễn biến của trải nghiệm, kết bài trình bày suy nghĩ sau trải nghiệm.
b. Xác định đúng yêu cầu của bài văn tự sự: kể về một trải nghiệm đáng nhớ trong dịp nghỉ lễ.
c. Triển khai yêu cầu của bài
Học sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách khác nhau; đảm bảo các yêu cầu sau:
d. Chính tả, ngữ pháp: chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sinh động.