Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? SVIP
NƯỚC VIỆT NAM TA NHỎ HAY KHÔNG NHỎ?
(Dương Trung Quốc)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Dương Trung Quốc (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1947) là nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị gia người Việt Nam.
- Ông có bằng cử nhân chuyên ngành lịch sử, là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội.
- Ông là đại biểu Quốc hội thâm niên của Việt Nam qua bốn khóa XI, XII, XIII, XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai.
- Tác phẩm nổi bật: Lịch sử Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh Và Phong Trào Thanh Niên Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên, 4-2001; Việt Nam Những Sự Kiện Lịch sử (1919 - 1945), Nhà xuất bản Giáo dục, 02-2005.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” được báo Thanh niên mở ra từ ngày 27-3 đến 30-6-2006, bắt đầu từ bài báo của nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc. Diễn đàn đã thu hút hàng vạn lượt ý kiến của bạn đọc trong và ngoài nước, thể hiện tâm huyết của mọi tầng lớp người Việt Nam mong muốn đất nước thoát khỏi tình trạng tụt hậu, kém phát triển với tâm lí nước nhỏ để trở thành một quốc gia hùng mạnh.
b. Thể loại:
c. Nội dung chính
Văn bản bàn về vấn đề “Việt Nam là nước nhỏ hay không nhỏ?”, qua đó giúp cho mỗi công dân Việt Nam có cái nhìn toàn diện, khách quan, chân thực nhất về vấn đề này trong xã hội ngày nay.
d. Nhan đề
* Cách hiểu nhan đề:
- Là vị thế của nước ta trong thời kì hội nhập với thế giới.
- Là cách nghĩ để thoát ra khỏi sự tự ti dân tộc, luôn lép vế trước các cường quốc trên thế giới.
e. Luận đề, luận điểm
- Luận đề: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
- Các luận điểm:
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Điều tạo nên sức mạnh dân tộc
--> Đây chính là cội nguồn của sức mạnh dân tộc.
--> Chính lòng yêu nước, tự hào về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông và nỗi nhục mất nước đã tạo nên sức mạnh dân tộc.
2. Nguyên nhân tụt hậu
- Những lí do dẫn đến đất nước chúng ta bị tụt hậu:
- Ý kiến chủ quan của người viết với các lí lẽ, bằng chứng khách quan:
+ Chiến tranh kéo dài tàn phá của cải vật chất, để lại hậu quả nặng nề trên mọi phương diện: mất mát, hi sinh, di chứng tinh thần, …
+ Tâm lí nước nhỏ: “Không ít các phát biểu của các quan chức” khiến người ta nghĩ rằng nước ta nhỏ bé, thuộc diện nghèo, cần được hưởng trợ giúp của thế giới, mà “không thấy nỗi hèn nhục của một nước nghèo và tụt hậu”.
--> Đó là những lí lẽ, bằng chứng có thể kiểm nghiệm trong thực tế, chứng minh cho sự đúng đắn của các lí lẽ, quan điểm mà tác giả bài viết nêu ra.
3. Ý nghĩa văn bản
- Các vấn đề được tác giả đặt ra trong văn bản có ý nghĩa lớn lao với thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay bởi tính thời sự của vấn đề.
+ Không nắm bắt được các vấn đề của xã hội, của thời đại.
+ Tự ti dân tộc hoặc thái độ bàng quan trước vận mệnh dân tộc.
- Để có thể thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của “một nước nhỏ” chúng ta cần:
+ Xác định cho mình một cách hiểu đúng đắn về tình hình của đất nước và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
+ Khắc phục được những tồn tại, vướng mắc trong nhận thức của giới trẻ.
+ Chăm lo cho việc học hành để có thể làm chủ đất nước, đưa đất nước trở thành một quốc gia phát triển, giàu mạnh.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Văn bản đã cho thấy được dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, đất nước ta là một đất nước giàu truyền thống, văn hóa, người Việt Nam đi đâu cũng có quyền tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc. Điều đã tạo nên sức mạnh của một dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng là niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
2. Nghệ thuật
- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.
- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.
- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây