Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới (Phần 2) SVIP
MỘT CÂY BÚT VÀ MỘT QUYỂN SÁCH CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI
(Phần 2)
Ma-la-la Diu-sa-phdai
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
1. Nhan đề
2. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng
* Luận điểm 3: Vai trò của hoà bình trong việc phát triển giáo dục.
- Lí lẽ:
-
Muốn có giáo dục, thì cần phải có hoà bình.
-
Đói nghèo, thất học, bất công, tệ phân biệt chủng tộc và sự tước đoạt các quyền cơ bản, đó là những vấn đề chính yếu mà cả nam giới và phụ nữ đều phải đối mặt.
- Bằng chứng:
-
Còn biết bao nhiêu nơi nữa trên thế giới này, nhất là ở Pa-kít-xtan và Áp-ga-nít-xtan, trẻ em vẫn không được đến trường vì khủng bố, chiến tranh và xung đột.
-
Ở nhiều nơi trên thế giới, dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ nữ và trẻ em vẫn đang phải chịu đựng bao khốn khổ.
-
Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhân của tệ lạm dụng lao động trẻ em.
-
Ở Nigeria, nhiều trường học bị tàn phá.
-
Người dân ở Áp-ga-nít-xtan suốt nhiều thập kỉ qua đã phải chịu thiệt thòi vì những rào cản của chủ nghĩa cực đoan.
-
Các bé gái bị bóc lột sức lao động trẻ em ngay trong gia đình và bị ép phải tảo hôn.
=> Hệ thống lí lẽ kèm bằng chứng hợp lí, rõ ràng đã chứng minh cụ thể vai trò của việc duy trì hòa bình để phát triển giáo dục. Những bằng chứng mà tác giả lấy chủ yếu là những thực trạng tồi tệ xảy đến do chiến tranh, đói nghèo, bất công,... được bộc lộ qua phương thức biểu đạt tự sự. Cách biểu đạt độc đáo đã tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc.
* Luận điểm 4: Lời kêu gọi thay đổi để đảm bảo quyền giáo dục, hòa bình, bình đẳng.
- Lí lẽ:
-
Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới rằng tất cả các thỏa thuận hòa bình phải hướng đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Không thể chấp nhận bất kì một thỏa thuận nào đi ngược lại phẩm giá và quyền lợi của phụ nữ.
-
Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả các trẻ em trên toàn thế giới.
-
Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đấu tranh chống lại khủng bố và bạo lực, để bảo vệ trẻ em trước hung tàn và tổn hại.
-
Chúng tôi kêu gọi các quốc gia phát triển hãy hỗ trợ mở rộng cơ hội giáo dục cho trẻ em gái ở các nước đang phát triển.
-
Chúng tôi kêu gọi tất cả cộng đồng trên thế giới hãy khoan dung - hãy khước từ những định kiến dựa trên đẳng cấp, tín ngưỡng, giáo phái… thì tất cả chúng ta đều không thể thành công.
-
Chúng tôi kêu gọi các chị em gái trên toàn thế giới hãy can đảm lên… tiềm năng của mình.
- Bằng chứng:
-
còn hàng triệu người vẫn đang phải chịu cảnh đói nghèo, bất công và thất học.
-
còn hàng triệu trẻ em vẫn không được đến trường.
-
còn nhiều anh chị em của chúng ta vẫn còn đang phải chờ đợi một tương lai hoà bình tươi sáng.
- Yếu tố bổ trợ:
Liệt kê:
-
các nhà lãnh đạo trên thế giới hãy thay đổi chính sách chiến lược của mình…
-
tất cả các thoả thuận hoà bình phải hướng đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
-
hãy đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới.
-
hãy đấu tranh chống lại khủng bố và bạo lực, để bảo vệ trẻ em trước hung tàn và tổn hại.
-
hãy hỗ trợ mở rộng cơ hội giáo dục cho trẻ em gái ở các nước đang phát triển.
-
hãy khoan dung - hãy khước từ những định kiến,...
Điệp cấu trúc:
-
Chúng tôi kêu gọi… và Các anh chị em thân mến,...
=> Lí lẽ, bằng chứng và các yếu tố bổ trợ góp phần làm rõ cuộc sống của nhiều người đang chịu đói nghèo, bất công trên toàn thế giới. Chúng ta cần đứng lên theo lời kêu gọi được đưa ra mới có thể tạo nên sự thay đổi trong cuộc sống. Và giáo dục chính là chìa khóa cho hòa bình, hạnh phúc đến với tất cả mọi người.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật
- Hệ thống lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.
- Đan xen yếu tố tự sự, biểu cảm.
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ điệp cấu trúc, liệt kê,
2. Nội dung
Lời kêu gọi của Ma-la-la Diu-sa-phdai trước toàn thế giới nhằm đấu tranh cho quyền đi học của các bé gái, quyền được sống trong một đất nước hòa bình và bình đẳng của trẻ em, phụ nữ và tất cả mọi người. Bài viết đã khẳng định giáo dục có thể thay đổi thế giới, làm thế giới tốt đẹp hơn.
IV. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
Câu 1:
* Luận đề: Quyền được giáo dục, hòa bình và bình đẳng cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và những người yếu thế khác trong xã hội.
* Luận điểm 1: Tuyên bố ý nghĩa của Ngày Ma-la-la và mục đích của bài diễn văn.
- Lí lẽ:
-
Ngày Ma-la-la không phải là ngày của tôi.
-
Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình.
-
Tôi cất tiếng – không phải để thét lên, mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói.
- Bằng chứng:
-
Hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền, hàng trăm nhân viên xã hội đã lên tiếng bảo vệ nhân quyền, và không chỉ có thế, họ còn đang đấu tranh để đạt được những mục tiêu khác vê giáo dục, hoà bình và bình đẳng.
-
Hàng nghìn người đã bị những kẻ khủng bố sát hại, hàng triệu người bị thương.
-
Tôi chỉ là một trong số đó mà thôi.
* Luận điểm 2: Khẳng định vai trò của giáo dục và nêu lên thực trạng đàn áp giáo dục của những kẻ cực đoan.
- Lí lẽ:
-
một khi ta nhìn thấy bóng tối, nghĩa là ta nhận ra ánh sáng quan trọng như thế nào.
-
Một khi ta im lặng, nghĩa là ta nhận ra tiếng nói của mình quan trọng như thế nào.
-
Đúng như câu cách ngôn “Cây bút mạnh hơn thanh kiếm”, những kẻ cực đoan rất sợ sách và bút. Sức mạnh của giáo dục khiến họ sợ hãi.
- Bằng chứng:
-
khi chúng tôi ở quận Xơ-goát, miền Bắc Pa-kít-xtan, chúng tôi đã nhìn thấy súng đạn và khi đó chúng tôi nhận ra bút và sách quan trọng như thế nào.
-
Họ sợ phụ nữ. Sức mạnh từ tiếng nói của phụ nữ khiến họ sợ hãi.
-
họ giết mười bốn sinh viên y khoa vô tội trong một vụ tấn công ở Két-ta.
-
họ đã giết rất nhiều cô giáo và nhân viên y tế ở Cai-bơ Pác-tun Goa và FATA.
-
ngày nào họ cũng phá hoại trường học.
* Luận điểm 3: Vai trò của hoà bình trong việc phát triển giáo dục.
- Lí lẽ:
-
Muốn có giáo dục, thì cần phải có hoà bình.
-
Đói nghèo, thất học, bất công, tệ phân biệt chủng tộc và sự tước đoạt các quyền cơ bản, đó là những vấn đề chính yếu mà cả nam giới và phụ nữ đều phải đối mặt.
- Bằng chứng:
-
Còn biết bao nhiêu nơi nữa trên thế giới này, nhất là ở Pa-kít-xtan và Áp-ga-nít-xtan, trẻ em vẫn không được đến trường vì khủng bố, chiến tranh và xung đột.
-
Ở nhiều nơi trên thế giới, dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ nữ và trẻ em vẫn đang phải chịu đựng bao khốn khổ.
-
Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhân của tệ lạm dụng lao động trẻ em.
-
Ở Nigeria, nhiều trường học bị tàn phá.
-
Người dân ở Áp-ga-nít-xtan suốt nhiều thập kỉ qua đã phải chịu thiệt thòi vì những rào cản của chủ nghĩa cực đoan.
-
Các bé gái bị bóc lột sức lao động trẻ em ngay trong gia đình và bị ép phải tảo hôn.
* Luận điểm 4: Lời kêu gọi thay đổi để đảm bảo quyền giáo dục, hòa bình, bình đẳng.
- Lí lẽ:
-
Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới rằng tất cả các thỏa thuận hòa bình phải hướng đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Không thể chấp nhận bất kì một thỏa thuận nào đi ngược lại phẩm giá và quyền lợi của phụ nữ.
-
Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả các trẻ em trên toàn thế giới.
-
Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đấu tranh chống lại khủng bố và bạo lực, để bảo vệ trẻ em trước hung tàn và tổn hại.
-
Chúng tôi kêu gọi các quốc gia phát triển hãy hỗ trợ mở rộng cơ hội giáo dục cho trẻ em gái ở các nước đang phát triển.
-
Chúng tôi kêu gọi tất cả cộng đồng trên thế giới hãy khoan dung - hãy khước từ những định kiến dựa trên đẳng cấp, tín ngưỡng, giáo phái… thì tất cả chúng ta đều không thể thành công.
-
Chúng tôi kêu gọi các chị em gái trên toàn thế giới hãy can đảm lên… tiềm năng của mình.
- Bằng chứng:
-
còn hàng triệu người vẫn đang phải chịu cảnh đói nghèo, bất công và thất học.
-
còn hàng triệu trẻ em vẫn không được đến trường.
-
còn nhiều anh chị em của chúng ta vẫn còn đang phải chờ đợi một tương lai hoà bình tươi sáng.
Câu 2:
Gợi ý: Dựa vào sơ đồ đã vẽ ở câu 1 để chọn ra luận điểm, lí lẽ và bằng chứng mà bản thân ấn tượng nhất.
Luận điểm: Vai trò của hoà bình trong việc phát triển giáo dục.
Bằng chứng cụ thể về tác động khi các quốc gia muốn hướng đến giáo dục nhưng thiếu đi hoà bình, thực trạng đất nước không cho phép nền giáo dục phát huy vai trò.
Lí lẽ xác thực vì đề cập đến tác động của hoà bình - giáo dục.
Câu 3:
Mục đích viết: Kêu gọi quyền giáo dục, hòa bình và bình đẳng cho mọi người.
Thái độ, tình cảm của người viết:
-
Xót xa, đau đớn cho những nạn nhân bị khủng bố đàn áp, những trẻ em không được đến trường vì khủng bố, chiến tranh và xung đột,...
-
Phẫn nộ trước những hành vi bạo lực, áp bức của những kẻ cực đoan; bất bình trước những bất công, bạo lực, những vấn nạn toàn cầu đang gây bất hạnh cho phụ nữ, trẻ em trên toàn thế giới.
-
Kiên quyết, tha thiết kêu gọi những thay đổi toàn diện để thực thi quyền giáo dục, hòa bình, bình đẳng cho mọi người.
Câu 4:
Nhận xét về nhan đề của văn bản:
Nhan đề đã bao quát được nội dung chính của văn bản. Đó là tầm quan trọng của giáo dục trong việc thay đổi thế giới. Sự độc đáo của nhan đề thể hiện ở cách diễn đạt giàu hình ảnh, rất cụ thể, sinh động (một cây bút, một quyển sách tượng trưng cho giáo dục); đồng thời tạo ra đối sánh gây bất ngờ với người đọc (những điều tưởng chừng nhỏ bé - một cây bút và một quyển sách lại có thể mang đến tác động lớn lao - thay đổi thế giới). Từ đó, nhan đề tạo được ấn tượng sâu sắc, khơi gợi được sự đồng cảm và gián tiếp tác động vào cảm xúc để thuyết phục người đọc.
Câu 5:
Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản được nêu ra nhằm làm rõ hơn cho bằng chứng và lí lẽ.
Tự sự, miêu tả giúp tái hiện cụ thể thực trạng đang diễn ra với phụ nữ, trẻ em. làm tăng tính khách quan cho những lí lẽ và bằng chứng của người viết và tạo được sự đồng cảm đối với người đọc, người nghe.
Câu 6:
Đề xuất của Ma-la-la đang cho thấy thái độ tích cực và niềm tin cô dành cho phụ nữ. Cô nhận ra những thiệt thòi mà người phụ nữ đang phải đối mặt và chính những thiệt thòi ấy khiến tiềm năng của họ bị chôn vùi.
Việc người phụ nữ không thể phát triển không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân họ mà còn tạo ra tác động đối với tất cả chúng ta - chúng ta đều không thể thành công. Thước đo thành công được Ma-la-la đưa ra không giới hạn với cá nhân mà sâu xa hơn là với tất cả mọi người.
Câu 7:
Vai trò của giáo dục đối với mỗi người, đặc biệt là với những người yếu thế trong xã hội.
Tham khảo gợi ý:
Phát triển tiềm năng cá nhân: Giáo dục giúp mỗi người phát triển tiềm năng của họ, từ kỹ năng cơ bản như đọc, viết, tính toán đến những kỹ năng phức tạp như tư duy logic, sáng tạo và phân tích. Điều này giúp họ trở thành cá nhân tự lập và có khả năng đóng góp tích cực cho xã hội.
Tạo cơ hội: Đối với những người yếu thế, giáo dục mở ra cơ hội cho họ để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghèo đói, thất nghiệp, hoặc bất bình đẳng xã hội. Giáo dục chính là cầu nối giúp họ có việc làm và tạo ra thu nhập, nuôi sống bản thân, gia đình,...
Xóa bỏ bất bình đẳng: Giáo dục có thể giúp giảm bất bình đẳng xã hội. Nó cung cấp cơ hội công bằng cho tất cả mọi người để ai cũng được tiếp cận kiến thức, kỹ năng cần thiết và gặt hái thành công. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người yếu thế, bao gồm người nghèo, người khuyết tật, người tị nạn,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây