Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 6. Công nghiệp (phần 2) SVIP
2. Sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu
a. Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên:
- Hình thành từ năm 1986 và phát triển đến nay.
- Cơ cấu đa dạng: thăm dò, khai thác dầu thô, khí tự nhiên; lọc, hóa dầu; sản xuất ngành công nghiệp phụ trợ;... ⇒ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hóa lỏng và sản xuất điện.
- Phân bố:
+ Dầu thô: thềm lục địa phía Nam ở các mỏ Bạch Hổ, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Rồng, Đại Hùng,...
+ Khí tự nhiên: các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu,...
- Công nghệ khai thác được đầu tư, phát triển ngày càng hiện đại ⇒ chất lượng dầu thô và khí tự nhiên được cải thiện, bảo vệ môi trường.
b. Công nghiệp sản xuất điện:
- Phát triển vào giữa thế kỉ XIX và hiện có sự tăng trưởng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu điện cho đất nước.
- Cơ cấu sản lượng điện đa dạng, có xu hướng tăng tỉ trọng các loại điện tái tạo, áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến ⇒ sản lượng điện tăng nhanh.
+ Thuỷ điện: các nhà máy thuỷ điện chủ yếu ở khu vực miền núi, một số nhà máy lớn như Sơn La, Hoà Bình, Lai Châu,...
+ Nhiệt điện: bao gồm nhiệt điện than (Mông Dương, Vũng Áng) và nhiệt điện khí (Phú Mỹ, Cà Mau).
+ Điện gió: phát triển mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Điện mặt trời: phát triển chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên,...
- Nguồn năng lượng điện từ thủy triều khá lớn, đang được nghiên cứu và sẽ khai thác trong tương lai.
c. Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính:
- Là ngành công nghiệp mới, có tốc độ phát triển nhanh trong những năm gần đây.
- Cơ cấu ngành rất đa dạng: gồm sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất máy vi tính, thiết bị truyền thông, điện dân dụng,...
- Phân bố ở các tỉnh thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang,...
- Ứng dụng công nghệ vào sản xuất ⇒ tạo ra mẫu mã, lượng hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
d. Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm:
- Phát triển khá sớm, gắn với nhu cầu cơ bản của người dân.
- Cơ cấu đa dạng, thay đổi quy trình sản xuất, không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng sản phẩm.
- Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ rộng rãi ⇒ chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
- Phát triển và phân bố gắn với vùng nguyên liệu (thủy sản ướp đông ở Đồng bằng sông Cửu Long, gạo xay xát ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, cà phê bộ và cà phê hòa tan ở Tây Nguyên,...)
d. Công nghiệp dệt và sản xuất trang phục:
- Hình thành từ cuối thế kỉ XIX và có tốc độ phát triển rất nhanh.
- Cơ cấu đa dạng, gồm hai phân ngành chính: dệt - sản xuất trang phục.
- Phân bố ở các đô thị lớn, có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Các trung tâm dệt và sản xuất trang phục, giày dép lớn của nước ta là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định,...
3. Vấn đề phát triển công nghiệp xanh
- Khái niệm: Công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trường, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trường tốt hơn.
- Ý nghĩa: Giúp tái sử dụng các chất thải, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, hạn chế sử dụng hóa chất độc hại bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến để khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
- Phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam:
+ Giảm thiểu tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường (không khí, đất, nước), chất thải công nghiệp và biến đổi khí hậu.
+ Ứng phó với những rủi ro trong công nghiệp; xúc tiến quá trình chuyển hóa xanh, hướng đến phát triển bền vững.
+ Tiết kiệm chi phí đầu vào, nhiên liệu trong sản xuất.
+ Đảm bảo công bằng xã hội trong sử dụng các nguồn tài nguyên liên quan đến ngành công nghiệp.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây