Bài học cùng chủ đề
- Lý thuyết Bài 20. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 1)
- Lý thuyết Bài 20. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 2)
- Lý thuyết Bài 20. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 3)
- Luyện tập Bài 20. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 1)
- Luyện tập Bài 20. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 20. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 2) SVIP
II. Các thế mạnh và hạn chế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Thế mạnh
* Dân cư và nguồn lao động:
- Đồng bằng sông Hồng có số dân đông, nguồn lao động dồi dào.
- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm khoảng 50% tổng số dân của vùng, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất cả nước (37,0% tổng lao động của vùng năm 2021).
⇒ Thuận lợi thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất và phát triển đa ngành kinh tế.
* Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật: thuộc loại tốt nhất cả nước.
- Giao thông vận tải có nhiều loại hình;
- Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp;
- Khả năng cung cấp điện, nước và các điều kiện cơ sở vật chất - kĩ thuật của các ngành kinh tế tốt.
⇒ Thuận lợi thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
* Chính sách phát triển kinh tế:
- Đồng bằng sông Hồng thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,...
⇒ Góp phần thúc đẩy kinh tế của vùng tăng trưởng nhanh và hướng đến phát triển bền vững.
* Vốn đầu tư:
- Có vùng động lực phía bắc với tam giác là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có sức thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước lớn.
- Năm 2022, vùng chiếm 33,6% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và 30,2% tổng số vốn đăng kí của cả nước.
⇒ Điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển nhanh.
* Lịch sử - văn hóa:
- Vùng có truyền thống văn hóa và lịch sử lâu đời nhất nước ta.
- Trong vùng, có nhiều di sản văn hoá thế giới, nhiều di tích lịch sử - văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội,...
⇒ Thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch.
b. Hạn chế
- Số dân đông, mật độ dân số cao gây khó khăn cho giải quyết việc làm, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Cơ sở hạ tầng ở một số nơi quá tải, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.
III. Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội
1. Vấn đề phát triển công nghiệp
a. Tình hình phát triển
- Công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng phát triển sớm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp cao và tăng nhanh, chiếm trên 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (năm 2021).
- Hướng phát triển: hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu, toàn diện vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu.
b. Một số ngành công nghiệp
* Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính:
- Các sản phẩm chủ yếu là máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng và thiết bị viễn thông.
- Các cơ sở sản xuất phân bố chủ yếu ở Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc,...
* Công nghiệp sản xuất ô tô và xe có động cơ khác:
- Có sự tham gia của các doanh nghiệp FDI, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Phân bố chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Ninh Bình,...
* Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm:
- Có vị trí quan trọng trong cơ cấu công nghiệp của vùng.
- Phân bố chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,...
* Công nghiệp dệt, sản xuất trang phục:
- Phát triển dựa trên cơ sở nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Các cơ sở lớn tập trung ở Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên.
* Nhiệt điện:
- Vùng có nhiều nhà máy nhiệt điện có công suất lớn, nguồn nhiên liệu chủ yếu là than như: Phả Lại (Hải Dương), Cẩm Phả, Mông Dương,... (Quảng Ninh), Hải Phòng 1 và 2 (Hải Phòng), Thái Bình 1 và 2 (Thái Bình),...
* Công nghiệp khai thác than:
- Tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.
- Sản lượng than khai thác của vùng năm 2021 là 45,3 triệu tấn (chiếm hơn 90% của cả nước).
- Tình hình khai thác: một số mỏ lộ thiên đã dừng khai thác đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ cao để giảm thất thoát tài nguyên và hạn chế ô nhiễm môi trường.
⇒ Đồng bằng sông Hồng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.
- Các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh,...
- Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hạ Long.
* Định hướng phát triển:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh, tham gia toàn diện vào chuỗi giá trị toàn cầu;
- Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới như sản xuất chíp, bán dẫn, rô-bốt, vật liệu mới,...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây