Bài học cùng chủ đề
- Lý thuyết Bài 20. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 1)
- Lý thuyết Bài 20. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 2)
- Lý thuyết Bài 20. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 3)
- Luyện tập Bài 20. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 1)
- Luyện tập Bài 20. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 20. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 1) SVIP
I. Khái quát
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Vùng bao gồm 2 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng và 9 tỉnh: Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Quảng Ninh.
- Diện tích: khoảng 21,3 nghìn km² (năm 2021).
- Tiếp giáp: giáp với nước láng giềng Trung Quốc, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
- Vùng có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.
- Có vùng biển rộng lớn thuộc vịnh Bắc Bộ với nhiều đảo, quần đảo như Cô Tô, Cái Bầu (Quảng Ninh), Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng),...
- Vùng có cửa khẩu thông thương với Trung Quốc, có các tuyến đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường hàng không thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và giao lưu, hợp tác trong và ngoài nước.
⇒ Vùng là địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh.
2. Dân số
- Đồng bằng sông Hồng có số dân đông nhất cả nước. Năm 2021, số dân của vùng là 23,2 triệu người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,07%.
- Vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước, năm 2021 là 1 091 người/km², gấp 3,7 lần so với mật độ trung bình cả nước.
- Tỉ lệ dân thành thị cao hơn mức trung bình của cả nước, đạt 37,6% năm 2021.
- Có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Mường,...
II. Các thế mạnh và hạn chế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Thế mạnh
* Địa hình và đất:
- Phần lớn diện tích của vùng là địa hình đồng bằng được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, có đất phù sa màu mỡ ⇒ quy hoạch vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm.
- Vùng còn có địa hình đồi núi ở phía bắc, rìa phía tây và tây nam, với đất feralit ⇒ phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng có nhiều đảo, quần đảo với cảnh quan đa dạng ⇒ phát triển du lịch.
- Khu vực ven biển có diện tích mặt nước ⇒ nuôi trồng thủy sản.
* Khí hậu:
- Vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa trung bình năm từ 1 500 đến 2 000 mm.
- Trong năm có một mùa đông lạnh (2 đến 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C) ⇒ phát triển nông nghiệp nhiệt đới và trồng cây ưa lạnh trong vụ đông.
* Nguồn nước:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có nhiều hệ thống sông lớn, nguồn nước ngầm khá phong phú ⇒ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Vùng có nguồn nước khoáng ở Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình), Kênh Gà (Ninh Bình),... ⇒ phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
* Rừng:
- Diện tích rừng trong vùng là 487,4 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh và các khu vực đồi núi ở rìa phía tây, tây nam của vùng và trên các đảo, ven biển có rừng ngập mặn.
- Trong vùng có các vườn quốc gia như: Ba Vì (Hà Nội), Cát Bà (Hải Phòng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc),... và các khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Châu thổ sông Hồng.
* Khoáng sản:
- Vùng có một số loại khoáng sản có giá trị để phát triển công nghiệp. Than có trữ lượng lớn nhất, chiếm trên 90% trữ lượng than cả nước.
+ Than đá phân bố ở Quảng Ninh, than nâu ở các tỉnh phía nam của vùng.
+ Ngoài ra, đá vôi có ở Ninh Bình, Hà Nam, Hải Phòng,...
+ Sét, cao lanh ở Hải Dương, Quảng Ninh,...
- Biển là thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng trong phát triển kinh tế.
+ Có đường bờ biển dài từ Quảng Ninh đến Ninh Bình, có nhiều bãi tắm, trên biển có nhiều đảo, đặc biệt quần thể vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới ⇒ phát triển du lịch.
+ Diện tích vùng biển rộng, nhiều vịnh, nhiều cửa sông, có ngư trường trọng điểm Hải Phòng - Quảng Ninh ⇒ nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và phát triển giao thông vận tải biển.
b. Hạn chế
- Hằng năm, vùng chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai, nhất là bão, lũ.
- Tác động của biến đối khí hậu đến vùng ngày càng phức tạp hơn.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đô thị lớn đang trở thành sức ép trong phát triển bền vững.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây