Bài học cùng chủ đề
- Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất (phần 1)
- Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất (phần 2)
- Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất (phần 3)
- Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất
- Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất SVIP
1. Sự đa dạng của chất
Những gì tồn tại xung quanh ta gọi là vật thể. Các vật thể đều do một hoặc nhiều chất tạo nên. Mỗi chất có thể tạo nên nhiều vật thể và mỗi vật thể có thể được tạo nên từ nhiều chất khác nhau.
Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.
Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
Vật hữu sinh (vật sống) là vật thể có các đặc trưng sống.
Vật vô sinh (vật không sống) là vật thể không có các đặc trưng sống.
2. Các thể cơ bản của chất
Chất tồn tại ở ba thể (trạng thái) cơ bản: rắn (solid, kí hiệu s), lỏng (liquid, kí hiệu Ɩ) và khí hay hơi (gas, kí hiệu g).
Đặc điểm cơ bản ba thể của chất:
Thể rắn | Thể lỏng | Thể khí |
Các hạt liên kết chặt chẽ. | Các hạt liên kết không chặt chẽ. | Các hạt chuyển động tự do. |
Có hình dạng và thể tích xác định. | Có hình dạng không xác định, có thể tích xác định. | Có hình dạng và thể tích không xác định. |
Rất khó bị nén. | Khó bị nén. | Dễ bị nén. |
3. Tính chất của chất
- Tính chất vật lí
Không có sự tạo thành chất mới, bao gồm:
- Thể (rắn, lỏng, khí).
- Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng.
- Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác.
- Tính nóng chảy, sôi của một chất.
- Tính dẫn nhiệt, dẫn điện.
Ví dụ: Đường màu trắng, ở thể rắn, không mùi, vị ngọt,...
- Tính chất hoá học
Có sự tạo thành chất mới, như:
- Chất bị phân huỷ.
- Chất bị đốt cháy.
Ví dụ: đường cháy chuyển màu nâu đen và có mùi khét, vị đắng
4. Sự chuyển thể của chất
Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất.
Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất.
Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất.
Sự sôi là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên bề mặt thoáng của chất lỏng. Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi.
Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng của chất.
- Nhiệt độ mà ở đó một chất rắn bắt đầu chuyển thành chất lỏng gọi là nhiệt độ nóng chảy hay điểm nóng chảy. Với chất lỏng, nhiệt độ nóng chảy cũng chính là nhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Chất | Oxygen | Ethanol | Nước đá | Thủy ngân (Mecury) | Sắt (Iron) |
Nhiệt độ nóng chảy (oC) | -219 | -114 | 0 | -39 | 1536 |
Bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất
- Nhiệt độ mà ở đó một chất lỏng bắt đầu sôi để chuyển sang thể khí gọi là nhiệt độ sôi hay điểm sôi. Các chất khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.
Chất | Oxygen | Ethanol | Nước đá | Thủy ngân | Sắt |
Nhiệt độ sôi (oC) | -183 | 78 | 100 | 357 | 2880 |
Bảng nhiệt độ sôi của một số chất
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây