Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đo chiều dài, khối lượng và thời gian SVIP
I. Sự cảm nhận hiện tượng
❓ Hình tròn màu cam ở hai hình có bằng nhau không?
Đôi khi, các giác quan có thể khiến chúng ta cảm nhận sai hiện tượng đang diễn ra. Vì thế đối với những hiện tượng cần sự chính xác, ta cần thực hiện các phép đo.
Kết quả đo gồm số đo và đơn vị đo.
II. Đo chiều dài
Nhu cầu đo chiều dài xuất hiện từ rất sớm, từ cổ xưa, con người đã biết đo chiều dài bằng gang tay, bước chân, sải tay...
1. Đơn vị đo chiều dài
Đơn vị đo chiều dài là mét (metre), kí hiệu là m.
Ngoài mét, người ta còn dùng đơn vị đo chiều dài nhỏ hơn mét và lớn hơn mét.
Đơn vị | Kí hiệu | Đổi ra mét |
kilômét (kilometre) | km | 1 000 m |
đêximét (decimetre) | dm | 0,1 m |
centimét (centimetre) | cm | 0,01 m |
milimét (millimetre) | mm | 0,001 m |
micrômét (micrometre) | μm | 0,000 001 m |
nanômét (nanometre) | nm | 0,000 000 001 m |
❗ Ở một số nước trên thế giới, người ta thường dùng đơn vị là in (inch) và dặm (mile).
1 in = 2,54 cm và 1 dặm = 1 609 m
Màn hình máy tính, tivi thường đo bằng đơn vị in.
Ví dụ, màn hình tivi 40 in, nghĩa là đường chéo của nó dài 40 in, xấp xỉ 102 cm.
Để đo những khoảng cách lớn trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị là năm ánh sáng.
1 năm ánh sáng (pprox) 9 461 tỉ km
2. Cách đo chiều dài
Để đo chiều dài, người ta dùng thước. Có nhiều loại thước đo chiều dài khác nhau, với từng trường hợp cụ thể, người ta lựa chọn loại thước đo phù hợp.
Mỗi thước đo đều có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.
Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Ví dụ, chiếc thước kẻ dưới đây có giới hạn đo là 20 cm, độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
Trước khi đi chiều dài một vật, cần ước lượng chiều dài của vật để chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Khi đo, đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo của vật, sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước.
Khi đọc kết quả đo, cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật. Kết quả đo được ghi theo vạch ở thước gần nhất với đầu còn lại của vật.
1. Đơn vị đo chiều dài là mét.
2. Người ta dùng thước để đo chiều dài.
3. Khi đo chiều dài bằng thước, cần:
- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.
- Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
- Đọc và ghi kết quả đúng quy định.
III. Đo khối lượng
Việc đo khối lượng thường được thực hiện trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong khoa học.
Cân hoa quả | Cân hóa chất |
1. Đơn vị đo khối lượng
Đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg.
Ngoài kilôgam, người ta còn dùng những đơn vị nhỏ hơn và lớn hơn kilôgam.
Đơn vị | Kí hiệu | Đổi ra kilôgam |
tấn (tonne) | t | 1 000 kg |
gam | g | 0,001 kg |
milligam | mg | 0,000 001 kg |
Trong đời sống, người ta còn dùng tạ và yến làm những đơn vị đo khối lượng.
1 tạ = 100 kg
1 yến = 10 kg
2. Cách đo khối lượng
Người ta đo khối lượng bằng cân. Tùy vào từng trường hợp người ra chọn loại cân phù hợp.
Cân đồng hồ là một trong số các loại cân thường dùng để đo khối lượng.
Khi dùng cân đồng hồ để đo khối lượng một vật, cần ước lượng khối lượng vật đem cân để chọn cân có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp.
Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
Đặt vật lên đĩa cân. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số để ghi số chỉ của kim cân theo vạch chia gần nhất. Khối lượng của vật đem cân là số chỉ của kim cân.
1. Đơn vị đo khối lượng là kilôgam.
2. Người ta dùng cân để đo khối lượng.
3. Khi đo khối lượng bằng cân, cần:
- Ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân phù hợp.
- Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
- Đặt vật lên đĩa cân hoặc treo vật lên móc cân.
- Đặt mắt nhìn, đọc và ghi kết quả đúng quy định.
IV. Đo thời gian
Việc xác định thời gian có vai trò đặc biệt quan trọng trong khoa học và đời sống.
Từ thời xa xưa, tổ tiên chúng ta đã tìm ra các cách khác nhau để đo thời gian, như dựa vào chuyển động biểu kiến của các thiên thể, sau đó là đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước, đồng hồ cát,...
1. Đơn vị đo thời gian
Đơn vị đo thời gian là giây (second), kí hiệu là s.
Người ta còn dùng những đơn vị thời gian nhỏ hơn và lớn hơn giây.
Đơn vị | Kí hiệu | Đổi ra giây |
ngày (day) | d | 86 400 s |
giờ (hour) | h | 3 600 s |
phút (minute) | min | 60 s |
miligiây (millisecond) | ms | 0,001 s |
2. Cách đo thời gian
Người ta đo thời gian bằng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ đo thời gian.
Để đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử, đầu tiên chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE.
Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0.
Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.
Kết thúc đo bằng cách nhấn START/STOP. Đọc kết quả đo qua số chỉ của đồng hồ.
1. Đơn vị đo thời gian là giây.
2. Người ta đo thời gian bằng đồng hồ.
3. Khi đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây, cần:
- Chọn chức năng phù hợp.
- Điều chỉnh để đồng hồ chỉ số 0.
- Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu và kết thúc đo.
- Đặt mắt nhìn, đọc và ghi kết quả đúng quy định.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây