Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Hàm số bậc nhất SVIP
Bài 8 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất? Hãy xác định các hệ số $a$, $b$ của chúng và xét xem hàm số bậc nhất nào đồng biến, nghịch biến.
a) $y=1-5 x$; b) $y=-0,5x$;
c) $y=\sqrt{2}(x-1)+\sqrt{3}$; d) $y=2 x^{2}+3$.
Hướng dẫn giải:
a) $y=1-5 x$ là hàm số bậc nhất, có $a=-5$ và $b=1$, là hàm số nghịch biến trên $\mathbb{R}$.
b) $y=-0,5 x$ là hàm số bậc nhất, có $a=-0,5$ và $b=0$, là hàm số nghịch biến trên $\mathbb{R}$.
c) $y=\sqrt{2}(x-1)+\sqrt{3}=\sqrt{2} x+\sqrt{3}-\sqrt{2}$ là hàm số bậc nhất, có $a=\sqrt{2}$ và $b=\sqrt{3}-\sqrt{2}$, là hàm số đồng biến trên $\mathbb{R}$.
d) $y=2 x^{2}+3$ không phải là hàm số bậc nhất.
Bài 9 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Cho hàm số bậc nhất $y=(m-2) x+3$. Tìm các giá trị của $m$ để hàm số :
a) Đồng biến ;
b) Nghịch biến.
Hướng dẫn giải:
a) Hàm số $y=(m-2) x+3$ đồng biến khi $m-2>0$ hay $m>2$.
b) Hàm số $y=(m-2) x+3$ nghịch biến khi $m-2<0$ hay $m<2$.
Bài 10 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Một hình chữ nhật có các kích thước là $20 cm$ và $30 cm$. Người ta bớt mỗi kích thước của hình đó đi $x(cm)$ được hình chữ nhật mới có chu vi là $y (cm)$. Hãy lập công thức tính $y$ theo $x$.
Hướng dẫn giải:
Gọi hình chữ nhật ban đầu là $ABCD$ có các cạnh $AB=30 cm, BC=20 cm$.
Sau khi bớt mỗi cạnh của hình chữ nhật đi $x(cm)$, ta được hình chữ nhật mới là $A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} D$ có các cạnh
$A^{\prime} B^{\prime}=30-x(cm)$
$B^{\prime} C^{\prime}=20-x(cm)$
Với $y$ là chu vi của hình chữ nhật A'B'C'D, ta có: $y=2[(30-x)+(20-x)]$
Rút gọn được $y=-4 x+100$.
Bài 11 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Hãy biểu diển các điểm sau trên mặt phẳng tọa độ : $A(-3 ; 0), B(-1 ; 1),C(0 ; 3), D(1 ; 1), E(3 ; 0), F(1 ;-1), G(0 ;-3),H(-1 ;-1)$.
Hướng dẫn giải:
Bài 12 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Cho hàm số bậc nhất $y=a x+3$ . Tìm hệ số $a$, biết rằng khi $x=1$ thì $y=2,5$.
Hướng dẫn giải:
Theo giả thiết, ta có $2,5=a .1+3$. Suy ra $a=-0,5$.
Bài 13 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Với những giá trị nào của $m$ thì mỗi hàm số sau là hàm số bậc nhất ?
a) $y=\sqrt{5-m}(x-1)$;
b) $y=\dfrac{m+1}{m-1}x+3,5$.
Hướng dẫn giải:
a) $y=\sqrt{5-m}.(x-1)=\sqrt{5-m} . x-\sqrt{5-m}$.
Hàm số đã cho là hàm số bậc nhất khi $\sqrt{5-m} \neq 0$. Muốn vậy $5-m>0$ hay $m<5$.
b) Hàm số đã cho là hàm số bậc nhất khi
$\dfrac{m+1}{m-1} \neq 0$ tức là $m+1 \neq 0$ và $m-1 \neq 0$. Suy ra $m \neq \pm 1$.
Bài 14 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Cho hàm số bậc nhất $y=(1-\sqrt{5}) x-1$.
a) Hàm số trên là đồng biến hay nghịch biến trên $\mathbb{R}$ ? Vì sao?
b) Tính giá trị của $y$ khi $x=1+\sqrt{5}$;
c) Tính giá trị của $x$ khi $y=\sqrt{5}$.
Hướng dẫn giải:
a) Do $1-\sqrt{5}<0$ nên hàm số $y=(1-\sqrt{5}) x-1$ nghịch biến trên $\mathbb{R}$.
b) Khi $x=1+\sqrt{5}$, ta có
$y=(1-\sqrt{5})(1+\sqrt{5})-1=(1-5)-1=-5$.
c) Khi $y=\sqrt{5}$, ta có
$(1-\sqrt{5})x-1=\sqrt{5}$
$\Leftrightarrow(1-\sqrt{5})x=1+\sqrt{5}$
$\Leftrightarrow x=\dfrac{1+\sqrt{5}}{1-\sqrt{5}}$
$\Leftrightarrow x=-\dfrac{3+\sqrt{5}}{2}$.