Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Quan thanh tra (Phần 2) SVIP
II. Tìm hiểu chi tiết
3. Nhân vật
- Các quan chức được miêu tả trong thư của Khlét-xta-cốp là:
- Hành động, thái độ chung của các nhân vật khi họ đọc bức thư của Khlét-xta-cốp là cứ hễ đến đoạn Khlét-xta-cốp nhắc đến ai là người ấy ngay lập tức tìm cách biện bạch, đổ lỗi, thoái thác hay tìm kiếm lí do để bỏ qua, không đọc bức thư ấy nữa. Cụ thể:
+ Thị trưởng: Ban đầu thì không tin, sau thì tức giận khi những lời khiếm nhã miêu tả mình được nhắc lại những 3 lần.
+ Chủ sự bưu cục: Nói dối rằng Khlét-xta-cốp khen anh ta là một người tốt bụng và tìm cách chống chế, đổ lỗi rằng Khlét-xta-cốp viết bậy về anh ta để không phải đọc. Sau đó anh ta gọi Khlét-xta-cốp là "một thằng oắt con khốn nạn".
+ Viện trưởng viện tế bần: Lấy lí do là đoạn viết về mình khó nhìn để bỏ qua. Sau đó, anh ta nói với mọi người "Thật láo toét! Lợn đội mũ nồi! Các vị có thấy lợn đội mũ nồi bao giờ không chứ?"
+ Kiểm học Lu-ka Lu-kích: Biện bạch bản thân "không ăn hành bao giờ cả".
+ Chánh án: Đang thầm vui vì chưa được nhắc đến, khi nghe đến tên thì vội vàng chống chế rằng bức thư quá dài, vả lại cũng kì cục, bẩn thỉu để dừng lại việc đọc. Sau đó, chính anh ta cũng không hiểu hết từ "mô-ve-tông" mà Khlét-xta-cốp dùng để chửi anh ta.
- Kết thư, Khlét-xta-cốp còn nhấn mạnh rằng "... chúng nó đều quý khách và tốt bụng cả".
=> Quan chức được miêu tả với những nét phẩm chất thật ti tiện và đáng xấu hổ. Vốn là những quan chức, tham gia quản lí thị trấn, ấy mà không có một vị quan chức nào có được những phẩm chất cần có của một vị quan chức, đại diện cho dân chúng. Người thì ngu dốt, kẻ thì bần tiện, đê hèn và tất cả bọn họ đều không dám nhìn thẳng vào khía cạnh xấu xí của mình, mà chỉ xăm xăm tìm cách biện bạch, đổ lỗi, hay tỏ ra tức giận cho có khi được Khlét-xta-cốp nhắc đến trong thư của anh. Đặc biệt sự nhấn mạnh cuối thư của Khlét-xta-cốp như để khắc họa nổi bật hơn sự đối lập giữa cái tốt với cái xấu trong những vị quan chức kia. Cái tốt được nhắc đến dường như không làm cho họ tốt đẹp hơn mà càng khiến cho nhân vật hiện rõ hơn cái xấu xa, đê tiện của mình.
4. Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ của vở kịch được thể hiện rất rõ thông qua những phương diện ngôn ngữ như đối thoại, độc thoại, bàng thoại, chỉ dẫn sân khấu. Cụ thể:
+ Đối thoại: Cuộc trò chuyện của các quan chức.
+ Độc thoại:
+ Bàng thoại: Đây là lời của nhân vật nói riêng với khán giả.
+ Chỉ dẫn sân khấu: Là những phần được in nghiêng, hướng dẫn hành động của nhân vật khi diễn trên sân khấu.
5. Thủ pháp trào phúng
- Thủ pháp trào phúng được thể hiện qua các phương diện sau:
+ Nhân vật trào phúng: Một hệ thống quan liêu, tham nhũng, hối lộ của một thị trấn; đặc biệt là nhân vật chính - vốn là một kẻ không ra gì, nay lại được đón tiếp nồng hậu, tung hô.
+ Tình huống kịch trào phúng: Các quan chức nhầm lẫn một kẻ lừa đảo là quan thanh tra và sự đút lót, tiếp đãi, nịnh bợ hay sự che đậy, trốn tránh, đổ lỗi, hoảng sợ kinh hãi đến lố bịch của họ.
+ Kết thúc trào phúng: Cảnh tượng "hóa đá" của các quan chức, cùng gia quyến của họ khi quan thanh tra thật đến và yêu cầu gặp mặt họ.
=> Thủ pháp trào phúng đã được Gô-gôn vận dụng triệt để không chỉ tạo ra tiếng cười trào phúng ở góc độ nhân vật hay tác phẩm mà còn trực tiếp đánh một đòn mạnh mẽ, quyết liệt trước một hệ thống quan chức chuyên quyền, tham nhũng và đê hèn trong bộ máy hành chính của nước Nga lúc bấy giờ.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Tác phẩm Quan thanh tra của Gô-gôn không chỉ mang đến tiếng cười mà còn đặt ra một câu hỏi lớn về đạo đức và trách nhiệm của những người nắm quyền trong xã hội. Chính tư tưởng này đã giúp cho vở kịch trở thành một tác phẩm kinh điển về vấn đề quan trọng của đời sống, xã hội ở mọi thời kì.
2. Nghệ thuật
- Thủ pháp trào phúng được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, sâu sắc.
- Sử dụng đa dạng kiểu lời thoại: Độc thoại, đối thoại, bàng thoại và lời chỉ dẫn sân khấu.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây