Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Lưu biệt khi xuất dương SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San, song vì tên phạm húy nên phải đổi thành Phan Bội Châu.
- Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867, tại làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Ông nổi tiếng là người thông minh từ nhỏ, năm 13 tuổi, ông thi đỗ đầu huyện. Bên cạnh đó, ông còn là người có lòng yêu nước sâu sắc:
+ Năm 17 tuổi, ông viết bài Hịch Bình Tây Thu Bắc đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp.
+ Năm 19 tuổi, ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội Sĩ tử Cần Vương bao gồm 60 người chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.
- Vì gia cảnh khó khăn, ông phải đi dạy học kiếm sống và học thi. Năm 1897, ông đã lọt vào trường nhì nhưng vì bạn ông đã bỏ vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội mang văn tự trong áo nên bị kết án suốt đời không được dự thi. Sau án này, ông vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua xóa án cho ông. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm 1900, ông đã đỗ đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An.
- Quá trình hoạt động cách mạng:
+ Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, Phan Bội Châu đã bôn ba khắp nước Việt, kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền,... Năm 1904 ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp.
+ Năm 1905, ông cùng Nguyễn Hàm phát động phong trào Đông Du, được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ.
+ Năm 1913, Phan Bội Châu bị bắt bên Trung Quốc. Ông đã bị giam vào nhà ngục Quảng Đông. Mãi đến 1917, ông mới được giải thoát.
+ Ra tù, ông tiếp tục hoạt động cách mạng, song chưa kịp cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Việt Nam Quốc dân Đảng thì bị bắt cóc ngày 30 tháng 6 năm 1925.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Việt Nam quốc sử khảo, Ngục trung thư, Lưu Cầu huyết lệ tân thư, Việt Nam vong quốc sử,...
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời:
- Hoàn cảnh lịch sử: Vào thời điểm Lưu biệt khi xuất dương ra đời, tình hình chính trị trong nước ta vô cùng rối ren, các phong trào yêu nước lần lượt thất bại. Bên cạnh đó, các tư tưởng dân chủ tư sản cũng tràn vào nước ta khiến cho xã hội biến động sâu sắc.
- Thể loại:
- Bố cục: Bao gồm 4 phần:
+ Hai câu đề: Quan niệm về đấng nam nhi.
+ Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi trước thời cuộc.
+ Hai câu luận: Tình cảnh hiện tại của đất nước.
+ Hai câu kết: Khát vọng của nhân vật trữ tình trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Đề tài, chủ đề
- Đề tài: Chí làm trai.
- Chủ đề:
2. Nhân vật trữ tình
- Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ. Do vậy, nhân vật trữ tình trong Lưu biệt khi xuất dương chính là hình mẫu của Phan Bội Châu - một cái tôi cá nhân phải chứng kiến cảnh dân tộc rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp.
- Nhà thơ thể hiện một lí tưởng cao đẹp về đấng nam nhi: Làm trai phải lạ ở trên đời / Há để càn khôn tự chuyển dời. Làm trai là phải sống một cách phi thường, hiển hách, phải làm nên điều lớn lao, dám mạnh mẽ xoay chuyển càn khôn, chứ không phải chấp nhận sự sắp đặt của số mệnh.
- Nhân vật trữ tình tiếp tục nhấn mạnh nam nhi cần phải có ý thức trách nhiệm đối với dân tộc. Đó là ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử dân tộc, sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử, đất nước giao phó.
- Trước ý thức trách nhiệm cá nhân mạnh mẽ ấy, nhân vật trữ tình nêu lên hiện thực xã hội lúc bấy giờ:
+ Nhà thơ sử dụng nghệ thuật đối lập giữa sống với chết, giữa đất nước với cá nhân để thể hiện ý thức về lẽ sống vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước.
+ Từ đó, nhân vật trữ tình đề xuất tư tưởng mới mẻ về nền học vấn cũ khi nho học đã trở nên lỗi thời, lạc hậu: Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài.
=> Nhân vật trữ tình không chỉ ý thức được bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, ý thức được trách nhiệm của đấng nam nhi trước cảnh đất nước rơi vào tay thực dân; mà nhân vật trữ tình còn bộc lộ khí phách ngang tàn, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong, nặng lòng yêu nước, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Trước cảnh đất nước rối ren, dẫu nặng lòng với đất nước, song nhân vật trữ tình không rơi vào bi kịch không lối thoát, bất lực trước thời cuộc, mà nhân vật trữ tình lại rất chủ động lựa chọn ra đi, khát khao lên đường, vượt qua muôn trùng sóng bạc tìm đường cứu sống giang sơn đất nước.
3. Ngôn ngữ
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương là lời bày tỏ quan niệm của Phan Bội Châu về ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi trước cảnh nước nhà rối ren; đồng thời khắc họa tư thế đẹp đẽ, nhiệt huyết sục sôi của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.
2. Nghệ thuật
Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với ngôn ngữ trang trọng, hàm súc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây