Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành đọc hiểu: Chiều xuân SVIP
CHIỀU XUÂN
Anh Thơ
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Sinh năm 1921, mất năm 2005.
- Tên khai sinh là Vương Kiều Ân, bút hiệu Tuyết Anh.
- Quê: tỉnh Hải Dương, trong một gia đình viên chức nhỏ, xuất thân Nho học.
- Nhà thơ chưa học hết bậc tiểu học nhưng chịu khó đọc sách ham văn chương.
- Sống trong không khí gia đình buồn tẻ nặng nề nề nếp phong kiến, bà tìm đến thơ ca để giải thoát và khẳng định mình như nhiều thanh niên thời đó.
- Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, bà hăng hái tham gia Cách mạng và xây dựng đất nước bằng thơ ca. Đồng thời bà cũng là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: tập thơ Bức tranh quê (1941), truyện thơ Kể chuyện Vũ Lăng (1957), hồi kí Từ bến sông Thương (1986),…
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: rút từ tập Bức tranh quê, tập thơ đầu tay in năm 1941.
II. Khám phá văn bản
1. Đặc điểm thể thơ
- Số tiếng trên một dòng: 8 tiếng.
- Nhịp thơ: linh hoạt, có thể là 2/6, 3/5, 4/4, 3/2/3,...
Ví dụ:
Mưa đổ bụi/ êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười/ nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng/ im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan/ hoa tím/ rụng tơi bời.
- Vần: chủ yếu gieo vần chân.
- Đề tài: quê hương/ thiên nhiên.
- Chủ đề: cảnh sắc mùa xuân và khung cảnh sinh hoạt của người dân nơi thôn quê.
- Cảm hứng chủ đạo:
- Mạch cảm xúc: đi từ cảm xúc yêu mến cảnh xuân yên bình đến tình yêu dành cho khung cảnh nông thôn bình dị.
2. Kết cấu bài thơ
2.1. Cảnh chiều xuân trên bến vắng
- Hình ảnh: mưa đổ bụi, bến vắng, đò biếng, nước sông trôi, quán tranh, chòm xoan tím.
=> Tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê những hình ảnh quen thuộc, mang nét đặc trưng cho miền quê thanh bình, dân dã.
- Ngôn từ:
+ Sử dụng nhiều từ láy: êm êm, im lìm, tơi bời.
+ Các hình ảnh nhân hóa: đò - biếng lười, mặc; quán tranh - đứng im lìm đã phác họa nên rõ nét khung cảnh yên bình, vắng lặng của khung cảnh làng quê. Bức tranh đó có phần ngưng đọng như bức tranh sơn mài tĩnh lặng.
2.2. Cảnh chiều xuân ngoài đường đê
- Hình ảnh: cỏ non, đàn sáo đen, cánh bướm rập rờn, trâu bò.
=> Trong bức tranh thiên nhiên đã có sự chuyển từ trạng thái tĩnh sang động.
- Ngôn từ:
+ Các từ ngữ chỉ hoạt động:
+ Biện pháp tu từ nhân hóa: đàn sáo đen - mổ vu vơ; trâu bò - thong thả cúi ăn mưa.
=> Gợi nên bức tranh thiên nhiên sống động, mới mẻ đã phần nào vơi bớt nỗi cô đơn.
2.3. Cảnh chiều xuân trên đồng lúa
- Hình ảnh: đồng lúa xanh rờn, ướt lặng; lũ cò con vụt bay ra; cô nàng yếm thắm cuốc, cào cỏ; ruộng sắp ra hoa.
=> Bên cạnh cảnh vật, giờ đây bức tranh thiên nhiên có thêm sự xuất hiện của con người, làm tăng thêm phần sống động, tươi mới và có hồn.
- Những từ ngữ tả hoạt động: cúi, cuốc, cào, chốc chốc vụt qua.
=> Việc tả động đã nhấn mạnh nhịp sống bình yên, khoan thai của làng quê.
- Hình ảnh sắp ra hoa gợi lên một tương lai tươi sáng, vụ mùa hứa hẹn bội thu.
III. Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
- Sử dụng các hình ảnh giàu tính tạo hình, gợi cảm.
- Linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp tu từ, kết hợp với bút pháp lấy động tả tĩnh.
- Ngắt nhịp chậm rãi.
- Sử dụng hệ thống từ láy đặc sắc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây