Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Điện trường SVIP
I. Khái niệm điện trường
Điện trường được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.
II. Cường độ điện trường
Đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường gọi là cường độ điện trường.
Cường độ điện trường tại một điểm được đo bằng tỉ số giữa lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó và độ lớn của điện tích đó.
\(E=\dfrac{F}{q}\)
- Trong hệ SI, đơn vị của cường độ điện trường là vôn trên mét (V/m).
- Vì lực là đại lượng vectơ, \(q\) là đại lượng vô hướng nên cường độ điện trường là đại lượng vectơ. Vectơ cường độ điện trường \(\overrightarrow{E}\) tại một điểm được xác định bằng tỉ số giữa vectơ lực điện \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên một điện tích \(q\) đặt tại điểm đó và trị số của điện tích đó:
\(\overrightarrow{E}=\dfrac{\overrightarrow{F}}{q}\)
Biểu diễn vectơ cường độ điện trường tại một điểm
- Độ lớn cường độ điện trường do một điện tích điểm \(Q\) đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng \(r\) có giá trị bằng:
\(E=\dfrac{\left|Q\right|}{4\pi\varepsilon_0r^2}\)
- Cường độ điện trường của hệ điện tích điểm gây ra tại một điểm được tổng hợp từ cường độ điện trường của mỗi điện tích điểm.
\(\overrightarrow{E}=\overrightarrow{E_1}+\overrightarrow{E_2}+\overrightarrow{E_3}+...\)
III. Điện phổ
Cho vào bể chứa dầu một ít hạt mịn, cách điện rồi khuấy đều để các hạt lơ lửng trong dầu. Đặt một hoặc hai quả cầu kim loại tích điện trong bể chứa dầu, ta thấy các hạt cách điện nằm dọc theo các đường nhất định. Hình ảnh các đường như vậy gọi là điện phổ.Đường sức điện là các đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm trên đường sức điện trùng với hướng của vectơ tiếp tuyến của đường sức điện tại điểm đó.
Điện phổ xung quanh một điện tích
Điện phổ xung quanh hai điện tích cùng dấu
Điện phổ xung quanh hai điện tích trái dấu
Đường sức điện là các đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm trên đường sức điện trùng với hướng của vectơ tiếp tuyến của đường sức điện tại điểm đó.
Các đường sức điện của điện trường xung quanh một điện tích dương
Hệ các đường sức điện của điện trường xung quanh hai điện tích dương đặt gần nhau
Hệ các đường sức điện của điện trường xung quanh hai điện tích trái dấu đặt gần nhau
IV. Điện trường đều
1. Định nghĩa
Điện trường đều là điện trường có cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau.
2. Điện trường giữa hai bản phẳng song song
Điện trường đều tồn tại giữa hai bản kim loại phẳng song song nếu nối mỗi bản với một cực của nguồn điện có hiệu điện thế cao.
Cường độ điện trường giữa hai bản có độ lớn: \(E=\dfrac{U}{d}\)
3. Điện tích chuyển động trong điện trường đều
Giả sử một electron bay theo phương nằm ngang vào khoảng không giữa hai bản song song tích điện trái dấu. Khi đó electron chuyển động đều sang phải đồng thời với chuyển động nhanh dần xuống dưới. Quỹ đạo chuyển động của electron trong điện trường đều là một đường cong có dạng parabol.
Ống phóng điện tử
Ống phóng điện tử là một ống chân không mà mặt trước của nó là màn huỳnh quang, được phủ bằng chất huỳnh quang (như ZnS) phát ra ánh sáng khi bị electron đập vào.
1. Điện trường được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.
2. Vectơ cường độ điện trường \(\overrightarrow{E}\) tại một điểm được xác định bằng tỉ số giữa vectơ lực điện \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên một điện tích \(q\) đặt tại điểm đó và trị số của điện tích đó:
\(\overrightarrow{E}=\dfrac{\overrightarrow{F}}{q}\)
3. Độ lớn cường độ điện trường do một điện tích điểm \(Q\) đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng \(r\) có giá trị bằng:
\(E=\dfrac{\left|Q\right|}{4\pi\varepsilon_0r^2}\)
4. Đường sức điện là các đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm trên đường sức điện trùng với hướng của vectơ tiếp tuyến của đường sức điện tại điểm đó.
5. Mật độ đường sức điện được vẽ theo quy ước sau: một điện tích nhất định đặt vuông góc với vectơ cường độ điện trường tại điểm ta xét có số đường sức điện đi qua tỉ lệ với độ lớn của cường độ điện trường tại điểm đó.
6. Đường sức điện xuất phát ở điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây