Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi tuyển sinh lớp 10 Sở GD&ĐT Nam Định năm 2020 - 2021 SVIP
1. Chứng minh đẳng thức $\sqrt{\left(\sqrt5 - 4\right)^2} - \sqrt5 + \sqrt{20} = 4$.
2. Rút gọn biểu thức $P = \left(\dfrac1{\sqrt x+2}+\dfrac1{\sqrt x-2}\right) : \dfrac2{x - 2\sqrt x}$, với $x > 0,$ $x \ne 4$.
Hướng dẫn giải:
1.
$VT = \sqrt{\left(\sqrt5 - 4\right)^2} - \sqrt5 + \sqrt{20} = \left|\sqrt5 - 4\right| -\sqrt 5 + 2\sqrt5 = 4 -\sqrt5 - \sqrt5 + 2\sqrt5 = 4 = VP$.
Vậy đẳng thức được chứng minh.
2.
ĐKXĐ: $x >0$ và $x \ne 4$.
$P = \left(\dfrac1{\sqrt x+2}+\dfrac1{\sqrt x-2}\right) : \dfrac2{\sqrt x \left(\sqrt x - 2\right)} = \dfrac{\sqrt x - 2 + \sqrt x + 2}{\left(\sqrt x - 2 \right) \left(\sqrt x + 2 \right)} . \dfrac{\sqrt x \left(\sqrt x - 2\right)}2$
$= \dfrac{2\sqrt x}{\left(\sqrt x - 2 \right) \left(\sqrt x + 2 \right)}. \dfrac{\sqrt x \left(\sqrt x - 2\right)}2 = \dfrac x{\sqrt x + 2}$.
Vậy $P = \dfrac x{\sqrt x + 2}$.
Cho phương trình $x^2 - (2m+1)x + m^2 + m = 0$ (với $m$ là tham số)
1. Giải phương trình khi $m=4$.
2. Chứng minh rằng phương trình luôn có hai nghiệm $x_1, x_2$ với mọi $m$. Tìm $m$ để $x_1, x_2$ thỏa mãn $x_1^2+x_2^2-5x_1x_2 = -17.$
Hướng dẫn giải:
1.
Thay $m = 4$ phương trình đã cho trở thành: $x^2 - 9x + 20 = 0$
$\Delta = 81 - 80 = 1>0$ nên phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt $x_1 = 5$ và $x_2 = 4$.
2.
Ta có $\Delta = (2m+1)^2 - 4(m^2 + m) = 1>0$ với mọi $m$ nên phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt $x_1$, $x_2$ với mọi $m$.
Áp dụng định lí Vi-et: $\left\{ \begin{aligned} & x_1 + x_2 = 2m+1\\ & x_1.x_2 = m^2 + m\\ \end{aligned}\right.$
$\Rightarrow x_1^2+x_2^2-5x_1x_2 = -17 \Leftrightarrow (x_1+x_2)^2-7x_1x_2 = -17 \Leftrightarrow (2m+1)^2 - 7(m^2 + m) = -17$ $\Leftrightarrow m^2 + m - 6 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{aligned} & m = -3\\ & m = 2\\ \end{aligned}\right.$.
Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{aligned} & 2(x-2)^2 + \dfrac1{\sqrt{y+5}} = 3\\ & (x-2)^2 - \dfrac2{\sqrt{y+5}} = -1\\ \end{aligned}\right.$
Hướng dẫn giải:
ĐKXĐ: $y>-5$.
Đặt $(x-2)^2 = a > 0$ và $\dfrac1{\sqrt{y+5}} = b$.
Hệ phương trình đã cho trở thành $\left\{ \begin{aligned} & 2a + b = 3\\ & a - 2b = -1\\ \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & 4a + 2b = 6\\ & a - 2b = -1\\ \end{aligned}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & 5a = 5\\ & a - 2b = -1\\ \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & a = 1 \ \text{(thỏa mãn)}\\ & b = 1\\ \end{aligned}\right.$
Suy ra $\left\{ \begin{aligned} & (x-2)^2 = 1\\ & \dfrac1{\sqrt{y+5}} = 1\\ \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & \sqrt{y+5} = 1\\ & \left[\begin{aligned} & x - 2 = 1\\ & x - 2 = -1\\ \end{aligned}\right. \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & y + 5 = 1\\ & \left[\begin{aligned} & x = 3\\ & x = 1\\ \end{aligned}\right. \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left[ \begin{aligned} & \left\{\begin{aligned} & x = 3\\ & y = -4 \ \text{(thỏa mãn)}\\ \end{aligned}\right.\\ & \left\{\begin{aligned} & x = 1\\ & y = -4 \ \text{(thỏa mãn)}\\ \end{aligned}\right.\\ \end{aligned}\right.$.
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm $(x;y) = (3;-4)$; $(x;y) = (1;-4)$.
Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O;R)$. Hai đường cao $BD$, $CE$ của tam giác $ABC$ cắt nhau tại $H$. Các tia $BD$, $CE$ cắt đường tròn $(O;R)$ lần lượt tại điểm thứ hai là $P$, $Q$.
1. Chứng minh rằng tứ giác $BCDE$ nội tiếp và cung $AP$ bằng cung $AQ$.
2. Chứng minh $E$ là trung điểm của $HQ$ và $OA \perp DE $.
3. Cho $\widehat{CAB} = 60^{\circ}$ , $R = 6$ cm. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác $AED$.
Hướng dẫn giải:
1.
Chứng minh được $\widehat{CEB} = \widehat{BDC} = 90^{\circ}$.
Suy ra $4$ điểm $B,E, D, C$ cùng thuộc đường tròn đường kính $CB$ nên tứ giác $BCDE$ nội tiếp.
Có tứ giác $BCDE$ nội tiếp nên $\widehat{DCE} = \widehat{DBE}$ ($2$ góc nội tiếp cùng chắn cung $DE$) hay $\widehat{ACQ} = \widehat{ABP}$.
Trong đường tròn tâm $(O)$, ta có $\widehat{ACQ}$ là góc nội tiếp chắn cung $AQ$ và $\widehat{ABP}$ nội tiếp chắn cung $AP$
$\Rightarrow \overset{\frown}{AQ}=\overset{\frown}{AP}$.
2.
$(O)$ có $\overset{\frown}{AQ}=\overset{\frown}{AP}$ nên $\widehat{ABP} = \widehat{ABQ}$ hay $\widehat{HBE} = \widehat{QBE}$.
Ta chứng minh được $BE$ vừa là đường cao, vừa là phân giác của tam giác $HBQ$ nên $E$ là trung điểm của $HQ$.
Chứng minh tương tự $D$ là trung điểm của $HP$ $\Rightarrow DE$ là đường trung bình của tam giác $HPQ$ $\Rightarrow DE // PQ$ (1).
Do $\overset{\frown}{AQ}=\overset{\frown}{AP}$ nên $A$ là điểm chính giữa cung $PQ$ $\Rightarrow OA \perp PQ$ (2).
Từ (1) và (2) suy ra $OA \perp DE$.
3.
Kẻ đường kính $CF$ của đường tròn tâm $(O)$, chứng minh tứ giác $ADHE$ nội tiếp đường tròn đường kính $AH$.
Chứng minh tứ giác $AFBH$ là hình bình hành, suy ra $BF=AH$.
Trong đường tròn $(O)$ có $\widehat{CAB} = \widehat{CFB} = 60^{\circ}$ (2 góc nội tiếp cùng chắn cung $BC$). Chỉ ra tam giác $BCF$ vuông tại $B$ và áp dụng hệ thức giữa cạnh và góc ta được $BF=CF. \cos 60^{\circ} =R=6$ cm.
Đường tròn ngoại tiếp tứ giác $ADHE$ cũng là đường tròn ngoại tiếp tam giác $ADE$.
Gọi $r$ là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác $ADE$.
Suy ra $2r=AH=BF=6$ cm.
Vậy $r=3$ cm.
1. Giải phương trình $\sqrt2.\sqrt{2x^2 + x + 1} - \sqrt{4x-1} + 2x^2+3x-3 = 0$.
2. Cho các số thực dương $a, b, c$ thỏa mãn $ab+bc+ca = 3.$ Chứng minh
$\dfrac{a^3}{b+2c} + \dfrac{b^3}{c+2a} + \dfrac{c^3}{a+2b} \ge 1.$
Hướng dẫn giải:
1.
Điều kiện $x \ge \dfrac14$.
Phương trình tương đương với $\left(\sqrt2.\sqrt{2x^2+x+1}-2\right)-\left(\sqrt{4x-1}-1\right)+2x^2+3x-2 = 0$ $\Leftrightarrow \dfrac{4x^2+2x-2}{\sqrt2.\sqrt{2x^2+x+1}+2} - \dfrac{4x-2}{\sqrt{4x-1}+1} + (x+2)(2x-1) = 0$\\ $\Leftrightarrow (2x-1)\left(\dfrac{2(x+1)}{\sqrt2 \sqrt{2x^2+x+1}+2} - \dfrac2{\sqrt{4x-1}+1} + x + 2\right) = 0$
$\Leftrightarrow \left[\begin{aligned} & x =\dfrac12\\ & \dfrac{2(x+1)}{\sqrt2 \sqrt{2x^2+x+1}+2} - \dfrac2{\sqrt{4x-1}+1} + x + 2 = 0\\ \end{aligned}\right.$
Với $x \ge \dfrac14$ ta có:
$\dfrac{2(x+1)}{\sqrt2 \sqrt{2x^2+x+1}+2} > 0$
$- \dfrac2{\sqrt{4x-1}+1} \ge -2$
$x + 2 > 2$.
Suy ra $\dfrac{2(x+1)}{\sqrt2 \sqrt{2x^2+x+1}+2} - \dfrac2{\sqrt{4x-1}+1} + x + 2 > 0$.
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất $x = \dfrac12.$
2.
Đặt $P = \dfrac{a^3}{b+2c} + \dfrac{b^3}{c+2a} + \dfrac{c^3}{a+2b}$
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số dương $\dfrac{9a^3}{b + 2c}$ và $(b+2c)a$ ta có
$\dfrac{9a^3}{b+2c} + (b+2c)a \ge 6a^2$.
Tương tự $\dfrac{9b^3}{c+2a} + (c+2a)b \ge 6b^2$, $\dfrac{9c^3}{a+2b} + (a+2b)c \ge 6c^2$.
Cộng các vế ta có $9P + 3(ab+bc+ca) \ge 6(a^2+b^2+c^2)$.
Mà $a^2+b^2+c^2 \ge ab+bc+ca = 4$ nên $P \ge 1$ (ta có đpcm).