Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi học kì II - Trường THCS Phước Mỹ Trung SVIP
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi gần về đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành đến thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng xe bằng ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.
(Ngữ văn 8 – tập 2, trang 100)
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung đoạn văn.
Câu 4. (1,0 điểm) Xác định hai câu cảm thán trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của các câu cảm thán vừa tìm được.
Hướng dẫn giải:
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Văn bản "Đi bộ ngao du" của tác giả Ru - xô.
Câu 2. Nghị luận
Câu 3.
- Văn bản bàn về giá trị của việc đi bộ.
- Qua đó, tác giả thể hiện sự khuyến khích con người nên đi bộ để có thể rèn luyện sức khỏe, cảm thấy thoải mái vui vẻ trong tâm hồn.
Câu 4.
Câu cảm thán:
"Ta hân hoan biết bao khi gần về đến nhà!"
"Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành đến thế!"
Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc của tác giả khi tác giả nói về cảm giác trở về nhà hay ăn bữa cơm sau khi được đi bộ ngao du. Đó là tinh thần vui vẻ, yêu đời, lạc quan,...
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi mồng mặn quá! |
(Trích Quê hương – Tế Hanh)
Câu 2: (5,0 điểm)
Hãy nói “không” với tệ nạn ma túy.
Hướng dẫn giải:
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1
a. Mở đoạn: Giới thiệu về bài thơ "Quê hương", tác giả Tế Hanh. Sau đó dẫn dắt vào đoạn thơ.
b. Thân bài:
- Nội dung: Quê hương vạn chài yêu dấu với khung cảnh tráng lệ, với nhịp sống căng tràn mà bình yên sẽ mãi là hình ảnh in đậm trong tâm trí nhà thơ: “nước xanh”, cá bạc”, “con thuyền rẽ sóng ra khơi” cứ chập chờn trong nỗi nhớ mơ hồ, như càng khắc sâu thêm nỗi nhớ mong da diết. Câu thơ kết là một tiếng kêu bộc lộ cảm xúc đến tận độ: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”. “Mùi nồng mặn” không đơn thuần là mùi của núi biển mà là vị của quê hương, vị của tình yêu, do đó nỗi nhớ càng khắc khoải.
- Nghề thuật: Đoạn thơ được viết theo thể thơ tám chữ, lời thơ tự nhiên, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, đặc biệt lối gieo vần chân thể hiện dòng cảm xúc yêu quê hương miên man, như sóng cuộn trào của người con Tế Hanh. Người đọc không hề bị choáng ngợp bởi những câu thơ hoa mĩ, mà bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi tình cảm chân thành đằm thắm mà nhà thơ dành cho quê hương mình. Một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc.
c. Kết đoạn: Cảm nhận của riêng em về đoạn thơ và nêu lên bài học mình đã rút ra từ đoạn thơ (ví dụ: tình yêu, lòng tự hào về thiên nhiên, quê hương, đất nước,...)
Câu 2
a. Mở bài:
- Dẫn dắt
- Giới thiệu vấn đề: Tác hại của ma túy
b. Thân bài:
* Giải thích: Ma túy là gì?
- Ma tuý là một chế phẩm gây nghiện điều chế từ một số chất kích thích, tạo trạng thái cảm giác hưng phấn, lâng lâng, ngây ngất, đờ dẫn, làm con nghiện mất kiểm soát hành vi.
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa từ năm 1957, nghiện là: “trạng thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lặp đi lặp lại một hay nhiều lần một chất tự nhiên hay tổng hợp. Nó làm cho người nghiện ham muốn không tự kiềm chế được mà bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng. Nó gây xu hướng tăng dần liều lượng, gây ra sự lệ thuộc cả về tâm lý và thể chất và có hại cho chính người nghiện và xã hội”.
=> Nghiện ma tuý là một tệ nạn xã hội cần được loại bỏ càng nhanh càng tốt.
* Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn ma túy
- Thất nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định dẫn đến tâm lí chán chường
- Thiếu sự quan tâm của gia đình, cha mẹ có mối quan hệ phức tạp...
- Gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, nuông chiều thái quá
- Ham vui, đua đòi, bị bạn bè dụ dỗ, lừa đảo sử dụng
- Muốn chứng tỏ mình là người sành điệu, là người lớn và độc lập.
- Tâm lý chưa ổn định, thiếu tự tin, dễ dao động
- Trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết
- Do lạm dụng các thuốc giảm đau khi chữa bệnh hoặc có vấn đề sức khỏe tâm thần...
=> Nghiện ma túy hầu như không xuất phát từ một nguyên nhân đơn lẻ mà là sự tổ hợp của nhiều tác nhân khác nhau từ bản thân, từ gia đình và từ xã hội.
* Tác hại của ma túy
- Với người nghiện:
+ Sức khoẻ suy yếu, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu dùng lâu dài, dùng quá liều...
+ Gây tổn hại về sức khỏe người nghiện:
-
Tổn hại về hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, hệ thần kinh
-
Suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động, khả năng tập trung trí óc
-
Dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma túy mãn tính, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo
-
Cơ thể suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khỏe giảm sút rõ rệt.
+ Học tập và làm việc sa sút
+ Mất nhân cách, đạo đức
+ Xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt.
+ Ảnh hưởng về tinh thần:
-
Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động…) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma túy).
-
Ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma túy có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
+ Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp.
-> Bị tha hóa về nhân cách.
- Với gia đình người nghiện:
+ Mất yên ổn, hạnh phúc, tán gia bại sản, dẫn đến khánh kiệt về kinh tế.
- Với xã hội:
+ Ảnh hưởng đến trật tự an ninh: tội phạm gia tăng, kéo sự phát triển của xã hội xuống.
+ Gia tăng tỉ lệ trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người để có tiền mua ma túy, thỏa mãn cơn nghiện.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển, làm suy yếu thế hệ trẻ - thế hệ tương lai sẽ làm chủ đất nước.
=> Nghiện ma túy gây tác hại lớn tới con người và nền kinh tế xã hội, là một trong những nguyên nhân hàng đầu kìm hãm sự phát triển kinh tế, văn hóa, gây ra nhiều tệ nạn khác kéo theo.
* Biện pháp phòng chống
- Bản thân phải sống trong sạch, lành mạnh, không ăn chơi, đua đòi
- Không quan hệ với những đối tượng xấu, có liên quan đến ma túy
- Gia đình phải thường xuyên quan tâm giáo dục con cái
- Giáo dục, tuyên truyền qua một số phim ảnh có tính giáo dục.
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đạo đức công dân, kỹ năng sống... cho học sinh
- Xử phạt nghiêm khắc những kẻ buôn bán.
- Kết hợp gia đình - nhà trường - xã hội.
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Hành động:
+ Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của ma túy.
+ Luôn tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, có ý thức sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa
+ Luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.
+ Lên án, dẹp bỏ tệ nạn bằng cách không tiếp tay cho chúng.
+ Nếu lỡ vướng vào thì phải dùng nghị lực, quyết tâm, vượt lên chính mình để từ bỏ con đường sai trái.
b. Kết bài:
- Khẳng định lại tác hại của ma túy.
- Liên hệ bản thân: Sống cần có ý chí, nghị lực và lý tưởng để vững bước vào tương lai.