Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (7 điểm) SVIP
Câu 13. (1,0 điểm) Giải thích vì sao trong bốn số 51; 123; 145; 1 111 không có số nào là số nguyên tố?
Hướng dẫn giải:
Hai số 51 và 123 lớn hơn 1 và chia hết cho 3 (vì tổng các chữ số chia hết cho 3), do đó 51 và 123 không phải là số nguyên tố.
Số 145 lớn hơn 1 và chia hết cho 5 (vì chữ số tận cùng là 5), do đó 145 không phải là số nguyên tố.
Vì 1 111 = 1100 + 11 chia hết cho 11 nên 1 111 cũng không phải là số nguyên tố.
Câu 14. (1,0 điểm) Mẹ bạn Lan bán rau ở chợ. Mẹ Lan ghi chép số tiền lãi, lỗ bán hàng vào sổ như sau:
Ngày 10/2 lãi 20 000 đồng | Ngày 14/2 lỗ 20 000 đồng |
Ngày 11/2 lỗ 30 000 đồng | Ngày 15/2 lãi 120 000 đồng |
Ngày 12/2 lãi 180 000 đồng | Ngày 16/2 lãi 50 000 đồng |
Ngày 13/2 hòa vốn | Ngày 17/2 hòa vốn |
Em hãy giúp mẹ Lan hoàn thành bảng ghi số tiền lãi, lỗ bán hàng bằng cách ghi các số nguyên thích hợp vào các ô trống trong bảng sau:
Ngày | 10/2 | 11/2 | 12/2 | 13/2 | 14/2 | 15/2 | 16/2 | 17/2 |
Lãi, lỗ (nghìn đồng) |
Hướng dẫn giải:
Tiền lãi ghi bằng số nguyên dương, tiền lỗ ghi bằng số nguyên âm. Hòa vốn ghi 0.
Ngày | 10/2 | 11/2 | 12/2 | 13/2 | 14/2 | 15/2 | 16/2 | 17/2 |
Lãi, lỗ (nghìn đồng) | 20 | $-$30 | 180 | 0 | 20 | 120 | 50 | 0 |
Câu 15. (1,0 điểm) Tính bằng cách hợp lí.
a) 21 . 169 + ($-$69) . 21;
b) 21 . ($-$25) . ($-$3) . ($-$4).
Hướng dẫn giải:
a) 21 . 169 + ($-$69) . 21
= 21 . [169 + ($-$69)]
= 21 . 100 = 2 100.
b) 21 . ($-$25) . ($-$3) . ($-$4)
= [21 . ($-$3)] . [($-$25) . ($-$4)]
= ($-$63) . 100 = $-$6 300.
Câu 16. (1.0 điểm) Tính giá trị của biểu thức:
[(195 + 35 : 7) : (-100) - 8] . 2 + 320
Hướng dẫn giải:
Thực hiện trong ngoặc trong cùng đầu tiên: (195 + 35 : 7) = 195 + 5 = 200.
Giá trị biểu thức cần tính là:
[200 : (-100) - 8] . 2 + 320
= [-2 - 8] . 2 + 320
= -20 + 320 = 300.
Câu 17. (2,0 điểm) Đọc biểu đồ cột kép sau đây rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:
a) Đầu năm học lớp nào đông học sinh nhất?
b) Trong bốn lớp, những lớp nào có sĩ số giảm? Lớp nào có sĩ số tăng? Lớp nào có sĩ số không đổi?
c) Lớp nào có sĩ số thay đổi nhiều nhất?
d) So với đầu năm, sĩ số học sinh khối 6 cuối năm tăng hay giảm bao nhiêu bạn?
Hướng dẫn giải:
a) Sĩ số các lớp đầu năm lần lượt là 35 ; 331 ; 40 ; 42.
Lớp 6A4 đông học sinh nhất.
b) Vì 30 < 35 và 36 < 40 ; 34 > 31 và 42 = 42 nên lớp 6A1 và lớp 6A3 có sĩ số giảm; lớp 6A2 có sĩ số tăng ; lớp 6A4 có sĩ số không đổi.
c) Có 42 - 42 < 34 - 31 < 40 - 36 < 35 - 30.
Do đó lớp 6A1 có sĩ số thay đổi nhiều nhất.
d) Sĩ số học sinh khối 6 đầu năm là 35 + 31 + 40 + 42 = 148.
Sĩ số học sinh khối 6 cuối năm là 30 + 34 + 36 + 42 = 142.
So với đầu năm, sĩ số học sinh khối 6 cuối năm giảm 148 - 142 = 6.
Câu 18. (0,5 điểm) Bạn Đức ghi chép nhanh điểm kiểm tra Toán của các bạn trong tổ thành dãy số liệu sau đây: 5; 5; 8; 7; 8; 8; 6; 5; 7; 9. Em hãy giúp Đức sắp xếp các số liệu trên vào trên vào bảng thống kê sau đây bằng cách điền các số thích hợp vào các ô trống:
Điểm | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Số bạn đạt được |
Hướng dẫn giải:
Điểm | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Số bạn đạt được | 3 | 1 | 2 | 3 | 1 |
Câu 19. (0,5 điểm) Người ta ghép bốn miếng gỗ hình tam giác đều có chiều dài cạnh bằng 1 m thành một hình bình hành. Tính chu vi hình bình hành đó.
Hướng dẫn giải:
Hình bình hành có chiều rộng bằng cạnh của một tam giác đều và chiều dài gấp đôi cạnh tam giác đều.
Nửa chu vi hình bình hành bằng 3.6 dm = 18 dm.
Chu vi hình bình hành bằng 2.18 = 36 dm.