Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đây thôn Vĩ Dạ (Phần 1) SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Sinh năm 1912, mất năm 1940.
- Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí.
- Sinh ra ở làng Lệ Mỹ, huyện Đồng Lộc, Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình); lớn lên, đi học ở Quy Nhơn và Huế.
- Bắt đầu sáng tác thơ từ năm 14 - 15 tuổi.
- Năm 1936, ông chủ xướng Trường Thơ Loạn với quan điểm sáng tác độc đáo về siêu thực - tượng trưng.
- Cuối năm 1936, ông mắc bệnh phong nên phải về Quy Nhơn chạy chữa và qua đời tại trại phong Quy Hòa.
- Các tác phẩm chính:
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Thể thơ: bảy chữ.
- Bố cục: 3 phần.
+ Khổ 1: khung cảnh thiên nhiên thôn Vĩ buổi sớm mai.
+ Khổ 2: khung cảnh sông nước vào đêm.
+ Khổ 3: hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi.
II. Đọc - tìm hiểu chi tiết
1. Những yếu tố của thơ trữ tình hiện đại
a. Ngôn ngữ
- Khổ một: khung cảnh thiên nhiên thôn Vĩ buổi sớm mai.
+ Khổ thơ là lời của cô gái nói với chàng trai, nhưng cũng có thể hiểu là chàng trai tự nói với mình. Câu hỏi tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" vừa như là lời trách móc, vừa như là lời tiếc nuối, hoài niệm. Từ "chơi" mang nghĩa gần gũi và dùng "về chơi" chứ không phải "về thăm" nhằm khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa chủ thể trữ tình với thôn Vĩ - nơi có người thương và kỉ niệm xưa.
+ Cảnh vật thôn Vĩ tươi mới, trong trẻo, sáng ngời được thể hiện qua các hình ảnh nắng mới lên, mướt, xanh như ngọc.
+ Con người thôn Vĩ phúc hậu, dịu dàng, kín đáo, được làm rõ qua hình ảnh "mặt chữ điền" khuất sau "lá trúc".
- Khổ hai: khung cảnh sông nước vào đêm.
+ Dự cảm chia lìa được làm rõ qua dòng thơ "Gió theo lối gió, mây đường mây". Thông thường, gió và mây luôn đi cùng một hướng, nhưng trong khổ thơ, gió và mây lại chia lìa hai ngả.
b. Hình tượng, biểu tượng
- "Khách đường xa" trong khổ thơ cuối có thể là người con gái mà chủ thể trữ tình thương nhớ, người mà anh luôn "mơ" đến.
- Không gian "ở đây" mịt mù sương khói, chữ thể trữ tình nhìn ra không gian "đường xa".
- Những hình ảnh trong khổ thơ tràn ngập những đường nét cụ thể bị xóa mờ ("đường xa", "mờ nhân ảnh", "sương khói") và sự mịt mờ khiến con người không còn nhận ra nhau "sương khói mờ nhân ảnh".
- Khổ thơ có sự thay đổi trong đại từ xưng hô, từ "anh - em" trong khổ đầu tiên đã trở thành "khách đường xa" và đại từ "ai - ai".
c. Yếu tố tượng trưng, siêu thực
- Hình ảnh "Gió theo lối gió, mây đường mây" thể hiện kết hợp lạ, khi "gió" và "mây" vốn dĩ tuân theo quy luật gió thổi mây bay nhưng trong dòng thơ, hai sự vật lại tan tác, chia lìa.
=> Không gian phi hiện thực, bất hợp lí trong chính những sự vật vốn dĩ có liên kết chặt chẽ.
- Các yếu tố gồm khu vườn buổi sớm, bến sông đêm khuya và một nơi chốn "ở đây" không xác định cả về không gian, thời gian và được đặt liền nhau trong ba khổ thơ tạo nên những liên tưởng đột ngột, bất ngờ về những ám ảnh đau thương của chủ thể trữ tình.
+ Trong không gian "ở đây" cô độc, chủ thể trữ tình hình dung bản thân được "về chơi" ở thế giới bên ngoài, tìm lại những vẻ đẹp tươi mát, rực rỡ của thế giới đó. Nhưng rồi lời thơ vẫn mang ám ảnh về sự chia lìa, mất mát và cuối cùng chủ thể trữ tình lại bị những nỗi đau, lo âu, sợ hãi của bản thân kéo trở về với thế giới cô độc của bản thân.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây