Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Dàn ý tham khảo số 2 SVIP
DÀN Ý THAM KHẢO SỐ 2
Câu lạc bộ Văn học - Nghệ thuật của trường bạn tổ chức cuộc thi viết về Tác phẩm sân khấu - điện ảnh tôi yêu. Để tham gia, bạn hãy viết văn bản nghị luận nhận xét về nội dung và hình thức nghệ thuật của một kịch bản văn học hoặc một bộ phim mà bạn yêu thích.
DÀN Ý
A. Mở bài
- Giới thiệu kịch bản văn học, tác giả: đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, trích kịch “Vũ Như Tô” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng.
- Nêu luận đề của bài viết: phân tích, bình luận về giá trị nội dung và một số nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích.
B. Thân bài: Lần lượt phân tích tác phẩm theo trình tự phù hợp.
1. Giới thiệu khái quát
1.1. Tác giả
- Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960).
- Quê: làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội).
- Xuất thân trong một gia đình Nho giáo.
- Trong sáng tác, Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở các thể loại tiểu thuyết và kịch.
- Một số tác phẩm kịch tiêu biểu như: Vũ Như Tô (1943), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948),...; các truyện lịch sử như: Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1945), Lá cờ thêu sáu chữ vàng (1960),...
1.2. Tác phẩm
a. Vở kịch “Vũ Như Tô”
- Vở kịch được Nguyễn Huy Tưởng viết xong năm 1941, đề tựa năm 1942, sau đó được xuất bản vào năm 1943.
- Là một vở bi kịch lịch sử gồm năm hồi.
- Viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 - 1517, dưới triều vua Lê Tương Dực.
- Tóm tắt:
+ Vũ Như Tô, một kiến trúc sư chí lớn tài cao, cương trực, trọng nghĩa khinh tài,... Ông bị vua Lê Tương Dực (1493 – 1516), một hôn quân bạo chúa, bắt xây Cửu Trùng Đài.
+ Ban đầu, Vũ Như Tô quyết từ chối. Nhưng theo lời khuyên của cung nữ Đan Thiềm, ông đã mượn tay vua Lê Tương Dực để thực thi hoài bão của mình: xây một toà lâu đài vĩ đại và trường tồn.
+ Nhưng việc xây đài là công việc lớn lao, nặng nề và vô cùng tốn kém, không thuận lòng người, phải tăng sưu thuế, săn đòi thợ giỏi, cưỡng bức nhân công,... gây nên bao cảnh bi thương, oán thán trong dân chúng.
+ Lợi dụng tình hình triều chính rối ren lúc đó, Trịnh Duy Sản cầm đầu phe phản nghịch trong triều nổi loạn giết vua Lê Tương Dực, hoàng hậu, cung nữ,...
+ Binh lính, dân chúng và chính những người thợ xây đài nhân đó, theo phe phản nghịch nổi dậy đốt Đài Cửu Trùng đang xây dở và giết Đan Thiềm, Vũ Như Tô.
b. Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”
- Đoạn trích thuộc Hồi V của tác phẩm.
- Hành động kịch xoay quanh việc binh lính, dân chúng và chính những người thợ xây đài theo phe phản nghịch, nổi dậy đốt Cửu Trùng Đài, giết Đan Thiềm, Vũ Như Tô.
2. Phân tích, bình luận
2.1. Các xung đột kịch
2.2. Các nhân vật
a. Nhân vật Vũ Như Tô
- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”, có thể “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”. Ông là hiện thân cho niềm khao khát, say mê sáng tạo cái đẹp.
- Vũ Như Tô là một người cương trực, thẳng thắn, gắn bó với nhân dân: chửi mắng hôn quân; ban đầu kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài;...
- Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão, có lí tưởng nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn đời, nhưng nó lại thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử - xã hội của đất nước, xa rời đời sống hiện thời của nhân dân lao động.
- Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch bị đặt vào mâu thuẫn không thể hóa giải: một bên là khát vọng nghệ thuật cao siêu - một bên là đời sống của nhân dân. Vũ Như Tô vướng vào sai lầm trong suy nghĩ và hành động: mượn uy quyền và tiền bạc của bạo chúa để thực hiện giấc mộng Cửu Trùng Đài, nhưng tiền bạc ấy lại là bóc lột từ mồ hôi, xương máu của nhân dân; cho chém những người thơ bỏ trốn để duy trì kỉ luật trên công trường.
b. Nhân vật Đan Thiềm
- Là người “biệt nhỡn liên tài”, biết trân trọng và ủng hộ tài năng của Vũ Như Tô, không tiếc hi sinh để bảo vệ tính mạng và tài năng của Vũ Như Tô.
- Là người tỉnh táo, sáng suốt trong mọi trường hợp: hai lần khuyên Vũ Như Tô đều dựa trên việc hiểu được cục diện và nhằm bảo vệ tài năng, mạng sống của Vũ Như Tô.
- Là nhân vật bi kịch:
+ Chứng kiến giấc mộng Cửu Trùng Đài tan vỡ, bị chửi rủa, đốt phá.
+ Bị xử tội chết.
+ Tài năng mà mình hết lòng bảo vệ - Vũ Như Tô cũng bị đưa ra pháp trường.
2.3. Thông điệp nhân sinh
2.4. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.
- Nhịp điệu lời thoại nhanh, dồn dập, phản ánh tình thế cấp bách và tăng tính kịch.
- Tính cách, tâm trạng của nhân vật bộc lộ rõ nét.
- Các lớp kịch tổ chức linh hoạt, tự nhiên, liền mạch và đẩy xung đột kịch đến cao trào, tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt.
C. Kết bài
Nêu kết luận bao quát về giá trị, đóng góp nổi bật của kịch bản văn học.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây