Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Dàn ý tham khảo số 1 SVIP
DÀN Ý THAM KHẢO SỐ 1
Phân tích đoạn trích “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” của Lưu Quang Vũ.
DÀN Ý
A. Mở bài
Nêu vấn đề bằng một trong các cách đã học (phản đề, so sánh, đặt câu hỏi,...).
B. Thân bài
Lần lượt phân tích tác phẩm theo trình tự phù hợp.
1. Giới thiệu khái quát
- Tác giả: Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng. Bản thân ông là một nghệ sĩ đa tài, có nhiều đóng góp trên đa dạng lĩnh vực: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận,… nhưng thành công nhất là viết kịch. Lưu Quang Vũ đã trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch những năm 80 của thế kỉ XX; những tác phẩm của ông cho đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị thức tỉnh với nhân loại.
→ Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
- Xuất xứ tác phẩm: Kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được Lưu Quang Vũ sáng tác năm 1981 nhưng năm 1984 mới được công diễn, và ngay lập tức đã tạo tiếng vang lớn. Vở kịch được sáng tạo theo hướng khai thác cốt truyện dân gian để gửi gắm những suy ngẫm về đời sống nhân sinh, về hạnh phúc, kết hợp phê phán một số hiện thực trong đời sống hiện thời.
- Tóm tắt: Trương Ba bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh hồn trong thể xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng thấy anh xa lạ...; bản thân Trương Ba thì đau khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu, một số nhu cầu vốn không phải của chính bản thân mình. Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết, để không còn cái vật quái gỡ mang tên “hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa. Trước khi lừa đời, hồn Trương Ba dặn dò, an ủi, vĩnh biệt vợ con.
2. Phân tích tác phẩm
2.1. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác
- Vì phải sống nhờ xác hàng thịt nên bị cái xác thịt ấy điều khiển. Linh hồn nhân hậu, trong sạch, tính ngay thẳng của Trương Ba bị nhiễm độc bởi cái tầm thường, phàm tục của người đồ tể. → Trương Ba dằn vặt, đau khổ, quyết định chống lại, muốn tách ra khỏi xác hàng thịt.
- Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế đuối lí, bất lợi:
* Xác hàng thịt:
+ Đưa ra những bằng chứng về sự biến chất của Trương Ba:
-
Cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại”.
-
Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây hồn cho là “phàm”.
-
Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi”,...
→ Xác hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến hồn cảm thấy xấu hổ, ti tiện.
+ Xác biết rõ những cố gắng của Trương Ba là vô ích nên đã cười nhạo cái lí lẽ mà hồn đưa ra để ngụy biện “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,...”.
+ Xác lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc: tuyên bố sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình.
+ Xác còn ve vãn hồn thỏa hiệp vì: “chẳng còn cách nào khác đâu”, “cả hai đã hoà nhau làm một rồi”.
*Hồn Trương Ba:
+ Ban đầu, hồn Trương Ba nổi giận, khinh bỉ, mắng xác thịt hèn hạ.
+ Sau đó, hồn ngậm ngùi thấm thía nghịch cảnh của mình nên chỉ nói những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.
+ Cuối cùng, hồn đành phải nhập trở lại vào xác trong sự tuyệt vọng.
→ Mâu thuẫn:
+ Hai hình tượng hồn Trương Ba và xác hàng thịt mang ý nghĩa biểu tượng: một bên đại diện cho sự trong sạch, nhân hậu và khát vọng sống thanh cao xứng đáng với danh hiệu con người; còn một bên là sự tầm thường, dung tục.
+ Tác giả cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu sẽ bị dung tục ngự trị, lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.
2.2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
- Gặp lại Đế Thích, Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết chồi từ, không chấp nhận cái cảnh phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” nữa và muốn được là mình một cách “toàn vẹn”.
- Lúc đầu Đế Thích ngạc nhiên nhưng khi hiểu ra thì khuyên Trương Ba nên chấp nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn “dưới đất, trên trời đều thế cả”.
- Trương Ba không đồng ý lí lẽ đó; thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Ông nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết !”. Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai mà còn có thể đẩy người khác vào nghịch cảnh, vào bi kịch.
- Đế Thích định tiếp tục việc sửa sai bằng một giải pháp khác tệ hại ít hơn là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba đã kiên quyết từ chối, không chấp nhận cái cảnh sống giả tạo mà theo ông là còn “khổ hơn là cái chết”.
- Trương Ba kêu gọi Đế Thích hãy sửa sai bằng một việc làm đúng đó là trả lại linh hồn cho bé Tị.
- Đế Thích cuối cùng cũng đã thuận theo đề nghị của Trương Ba với lời nhận xét “Con người hạ giới các ông thật kì lạ”.
→ Mâu thuẫn trong quan niệm về sự sống giữa Trương Ba và Đế Thích:
- Đế Thích có cái nhìn khá quan liêu, hời hợt, sống đơn giản chỉ là việc của thể xác.
- Trương Ba cần cuộc sống có ý nghĩa, phải đúng là mình, hoà hợp toàn vẹn giữa linh hồn và thể xác.
2.3. Thông điệp nhân sinh
2.4. Nghệ thuật
- Tiếp thu có sáng tạo cốt truyện dân gian.
- Nghệ thuật dựng cảnh, đối thoại, độc thoại nội tâm góp phần thể hiện rõ tính cách nhân vật và quan niệm về lẽ sống đúng đắn
- Xây dựng nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách góp phần phát triển tình huống truyện.
C. Kết bài
Tổng hợp vấn đề bằng một trong các cách đã học (tóm lược, phát triển, vận dụng, liên tưởng,...).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây