Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Dàn ý tham khảo số 1 SVIP
DÀN Ý THAM KHẢO SỐ 1
Đề bài: Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau. (Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục)
DÀN Ý
A. Mở bài
B. Thân bài
1. Khái quát về tác phẩm
- Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, bối cảnh của truyện:
2. Giới thiệu đôi nét về nhân vật Tràng
3. Phân tích tâm trạng Tràng trong buổi sáng hôm sau
a. Buổi sáng tỉnh dậy
- Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo…).
- Tràng nhận ra vai trò, vị trí của người đàn bà trong gia đình và cũng thấy mình trưởng thành hơn.
b. Trong bữa cơm đầu tiên sau khi có vợ
- Khi bà cụ Tứ nói về dự định tương lai: Tràng lắng nghe trong bầu không khí gia đình ấm áp, hòa hợp mà trước giờ Tràng chưa từng cảm nhận được.
- Khi cầm bát cháo cám đưa lên miệng: Tràng chun mặt lại vì chua chát nhưng khi nghe thị kể về việc người dân mạn trên đi phá kho thóc Nhật, trong ý nghĩ của Tràng hiện lên hình ảnh người dân đi phá kho và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.
=> Người vợ đã khiến Tràng thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp.
4. Đánh giá nội dung, nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật.
- Kết hợp nhiều điểm nhìn trần thuật.
- Kết thúc mở.
=> Làm sáng tỏ nội dung: sự thay đổi tính cực của nhân vật Tràng; phẩm chất, vẻ đẹp của người nông dân trong nạn đói: lạc quan, tràn ngập niềm tin vào tương lai ngay cả khi đang ở trong tận cùng của đói khổ.
C. Kết bài
Nói tóm lại, tâm trạng nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau đã được Kim Lân khắc họa gắn với những thay đổi trong suy nghĩ, hành xử và "trưởng thành" hơn khi có vợ. Sự thay đổi trong tâm trạng nhân vật Tràng cũng góp phần đánh dấu thành công của Kim Lân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và tạo nên giá trị độc đáo của Vợ nhặt.
(Sưu tầm và chỉnh sửa)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây