Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đàn ghi ta của Lor-ca (Lorca) (Phần 2) SVIP
c. Yếu tố tượng trưng, siêu thực
- Hình ảnh thơ trong bài được tạo ra bằng cách kết hợp những yếu tố tượng trưng, siêu thực và gợi nhiều liên tưởng.
+ Yếu tố tượng trưng: những hình ảnh biểu tượng như áo choàng, vầng trăng, dòng sông, tiếng đàn,...
+ Yếu tố siêu thực: được biểu hiện qua các hình ảnh như đường chỉ tay đã đứt/dòng sông rộng vô cùng/ Lor-ca bơi sang ngang/trên chiếc ghi ta màu bạc/chàng ném lá bùa cô gái Di-gan/vào xoáy nước.
- Tác dụng: Tạo hình ảnh thơ cô đúc, có tính tượng trưng (thiên về gợi hơn là tả), logic liên kết giữa các hình ảnh thơ bị xoá mờ, kích thích sự liên tưởng, tạo ra hiệu quả "lạ hoá" và "độ mở" cho những suy tưởng của người đọc. Qua đó, người đọc hiểu về chân dung Lor-ca, người nghệ sĩ tự do với số phận đau thương, bất hạnh.
2. Cảm hứng chủ đạo
- Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng, cảm xúc bao trùm trong một tác phẩm văn học.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ:
+ Ngợi ca, tôn vinh sự bất tử của nghệ thuật.
3. Chủ đề, tư tưởng và thông điệp
a. Chủ đề
- Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống.
- Chủ đề của bài thơ:
b. Tư tưởng
- Tư tưởng: Là sự nhận thức, lí giải và thái độ của tác giả đối với toàn bộ nội dung.
- Tư tưởng của bài thơ:
+ Bài thơ thể hiện sự nhận thức của Thanh Thảo về số phận bi kịch của người nghệ sĩ, về sự dâng hiến của người nghệ sĩ cho cuộc đời. Dù Lorca đã ra đi, nhưng tiếng đàn ghi ta - biểu tượng cho nghệ thuật và tinh thần của ông vẫn vang vọng mãi. Thanh Thảo khẳng định nghệ thuật chân chính không thể bị hủy diệt mà sẽ trường tồn qua thời gian.
c. Thông điệp
- Thông điệp: Là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà tác giả muốn gửi đến người đọc.
- Thông điệp của bài thơ:
+ Bài thơ gửi đến thông điệp về sự bất tử của nghệ thuật. Lor-ca là biểu tượng của nghệ thuật tự do, cái đẹp sáng tạo và tinh thần đấu tranh chống lại bất công. Mặc dù ông đã ra đi, nghệ thuật của ông vẫn còn vang vọng như tiếng đàn ghi ta không bao giờ tắt. Cái chết chỉ là sự chấm dứt của thân xác nhưng không thể dập tắt được giá trị nghệ thuật và lí tưởng mà Lor-ca để lại.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Bài thơ đã xây dựng được hình tượng Lor-ca trên nhiều khía cạnh khác nhau.
- Lor-ca là một hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính trong xã hội Tây Ban Nha nhiều biến động. Qua việc thể hiện cái chết đau xót của Lor-ca, bài thơ cũng là tiếng nói tri âm của Thanh Thảo với nghệ thuật chân chính và nghệ sĩ Lor-ca.
2. Nghệ thuật
- Hình thức nghệ thuật độc đáo: kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc, mang phong cách tượng trưng pha màu sắc siêu thực, hình ảnh thơ phong phú, ngôn từ mới mẻ, hàm súc.
- Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ và mang tính biểu tượng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây