Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Bài giảng giúp học sinh: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm (xuất xứ, thể loại, nội dung chính,...).
Trong đoạn văn, sách chính là
Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu ở đoạn văn này là gì?
Theo tác giả, chọn và đọc sách như thế nào mới đúng cách?
Bàn về đọc sách
Chu Quang Tiềm
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu. […]
Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích luỹ. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. Ít nhất cho hai cái hại thường gặp. Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến bạc đầu mới đọc hết quyển kinh. Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng không cạn. Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách. “Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống, các thứ không tiêu hoá được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lối ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra cả. Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở thư viện, trong đó những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển. Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản. […]
Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ để lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
(Ngữ văn 9, tập hai, Nguyễn Khắc Phi (Tổng Chủ biên), Trần Đình Sử dịch, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011)
Văn bản thuộc thể loại nào?
Văn bản thuộc thể loại .
- nghị luận văn học
- nghị luận xã hội
Bàn về đọc sách
Chu Quang Tiềm
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu. […]
Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích luỹ. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. Ít nhất cho hai cái hại thường gặp. Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến bạc đầu mới đọc hết quyển kinh. Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng không cạn. Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách. “Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống, các thứ không tiêu hoá được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lối ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra cả. Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở thư viện, trong đó những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển. Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản. […]
Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ để lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
(Ngữ văn 9, tập hai, Nguyễn Khắc Phi (Tổng Chủ biên), Trần Đình Sử dịch, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011)
Nội dung chính của văn bản là gì?
Văn bản dưới đây là được tạo ra tự động từ nhận diện giọng nói trong video nên có thể có lỗi
- Chào mừng tất cả các em đã đến với những
- giờ học văn thú vị và bổ ích ở trang web
- olm.vn các em thân mến tiếp nối chủ đề
- hành trình tri thức hôm nay cô trò chúng
- ta sẽ đến với văn bản thứ hai đó là Bàn
- về đọc sách như chúng ta đều biết trong
- quá trình chinh phục kiến thức Đọc sách
- là một trong những kỹ năng không thể
- thiếu sách như một thế giới rộng lớn mà
- ở đó Con người có thể được chu du khắp
- nơi khám phá rất nhiều điều bổ ích Tuy
- nhiên không phải ai cũng biết cách đọc
- sách hiệu quả để chúng phục vụ cho mục
- đích Tìm kiếm tri thức của mình bài học
- ngày hôm nay chắc chắn sẽ vừa sức cho
- các bạn nhận biết được những phương pháp
- đọc sách hay vừa giúp các bạn cùng cố
- kiến thức về thể loại nghị luận xã hội
- bài học của chúng mình sẽ đi qua những
- nội dung chính như sau thứ nhất Tìm hiểu
- chung về tác giả tác phẩm thứ hai những
- yếu tố trong văn nghị luận được thể hiện
- ở văn bản và thứ ba mối quan hệ giữa đặc
- sống của văn bản với mục đích của nó bây
- giờ chúng ta sẽ cùng nhau đến với phần
- thứ nhất nhé trong phần thứ nhất đầu
- tiên các bạn sẽ tìm hiểu về tác giả tác
- giả của bài viết Bàn Về Đọc Sách là chủ
- quan Tìm sinh năm 1897 và mất năm 1986
- là nhà Mỹ học và lý luận văn học nổi
- tiếng của Trung Quốc là danh nhân lớn
- học vấn cao và cũng là tác giả của nhiều
- bài chính luận nổi tiếng trong những tác
- phẩm của ông
- đều là những nguồn tài liệu phong phú
- ban trong đó văn phòng trong sáng và có
- sức ảnh hưởng sâu rộng đối với thế giới
- học thuộc và văn nghệ những bài chính
- luận của ông mang phong cách nhẹ nhàng
- nhưng đầy đủ lý lẽ xác đáng lập luận
- chặt chẽ dẫn chứng sinh động và có sức
- thuyết phục một vài tác phẩm nổi tiếng
- có thể kể đến như tâm lý học văn nghệ
- Bàn về thơ Bàn Về Đọc Sách vân vân
- Kế đến chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về
- tác phẩm trước khi chúng mình đến với
- những kiến thức về văn bản các bạn cùng
- thực hành đọc văn bản trong quá trình
- đọc các em sẽ có những chẳng nghĩ với
- những câu hỏi gợi ý để giúp cho các bạn
- học sinh hiểu hơn về nội dung của bài
- đọc văn bản mà chúng ta sẽ đọc là Bàn về
- đọc sách từ trang 9 đến trang 11 sách
- Ngữ Văn 7 tập 2 Trần trời sáng tạo
- vừa rồi Chứng minh đã cùng với cô đọc
- qua văn bản Bàn Về Đọc Sách cũng như là
- trả lời những câu hỏi đúng không nào Bây
- giờ chúng ta sẽ cùng nhau đến với phần
- tìm hiểu những kiến thức cơ bản các bạn
- nhé đầu tiên là về thể loại theo các bạn
- văn bản thuộc thể loại nào
- đây là một câu hỏi rất đơn giản đúng
- không nào văn bản thuộc thể loại nghị
- luận xã hội khi bàn về một vấn đề có ở
- đời sống hiện tại đó chính là đọc sách
- về xuất xứ văn bản Bàn Về Đọc Sách được
- trích từ trong danh nhân Trung Quốc bàn
- về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách
- Bắc Kinh năm 1995 Trần Đình Sử dịch về
- nội dung chính theo bạn sau khi đã đọc
- văn bản nội dung chính của văn bản này
- là gì
- chính xác nội dung chính của văn bản đó
- là khẳng định Đọc sách là con đường quan
- trọng để tích lũy nâng cao học vấn từ
- việc đưa ra sai lầm trong việc đọc sách
- tác giả hướng đến cách đọc sách khoa học
- hợp để cho con người
- thông qua việc đọc văn bản và tìm hiểu
- các kiến thức nền cơ bản nhất có thể
- thấy bài văn nghị luận đã đặt ra một vấn
- đề có ý nghĩa trong đời sống nổi bật với
- lý lẽ sắc sảo hệ thống dẫn chứng sinh
- động bố cục hợp lý chặt chẽ các ý được
- dẫn dắt một cách tự nhiên để tạo nên sự
- thành công cho bài viết của Chu Quang
- tiên cụ thể chúng được thể hiện ra sao
- chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở video
- tiếp theo các bạn nhé Còn bây giờ Xin
- chào và hẹn gặp lại tất cả các bạn trong
- những video tiếp theo
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây