Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
CHÚC MỪNG
Bạn đã nhận được sao học tập
Chú ý:
Thành tích của bạn sẽ được cập nhật trên bảng xếp hạng sau 1 giờ!
Trắc nghiệm lí thuyết SVIP
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với OLM
Câu 1 (1đ):
Điện trường là
môi trường không khí quanh điện tích.
môi trường chứa các điện tích.
môi trường dẫn điện.
môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
Câu 2 (1đ):
Cường độ điện trường là đại lượng
vectơ.
vô hướng, có giá trị dương.
vô hướng, có giá trị dương hoặc âm.
vectơ, có chiều luôn hướng vào điện tích.
Câu 3 (1đ):
Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường về
phương diện tác dụng lực.
tốc độ biến thiên của điện trường.
khả năng thực hiện công.
năng lượng.
Câu 4 (1đ):
Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là
V/m.
V.m.
V.m2.
V/m2.
Câu 5 (1đ):
Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc
khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.
độ lớn điện tích thử.
độ lớn điện tích đó.
hằng số điện môi của của môi trường.
Câu 6 (1đ):
Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
Các đường sức điện của hệ điện tích là đường cong không kín.
Tại một điểm trong điện trường ta chỉ vẽ được một đường sức điện đi qua.
Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau.
Câu 7 (1đ):
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.
Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng.
Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Điện phổ cho ta biết sự phân bố các đường sức trong điện trường.
Câu 8 (1đ):
Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là
E=−9.109r2Q.
E=9.109rQ.
E=9.109r2Q.
E=−9.109rQ.
Câu 9 (1đ):
Điện trường đều là điện trường có
A
độ lớn của điện trường tại mọi điểm là như nhau.
B
độ lớn do điện trường đó tác dụng lên điện tích thử là không đổi.
C
vectơ E tại mọi điểm đều bằng nhau.
D
chiều của vectơ cường độ điện trường không đổi.
Câu 10 (1đ):
Phát biểu nào là sai?
A
Các đường sức của điện trường không cắt nhau.
B
Đường sức của điện trường do một điện tích điểm gây ra có dạng là những đường thẳng.
C
Véc tơ cường độ điện trường E có hướng trùng với đường sức.
D
Đường sức là những đường mô tả trực quan điện trường.
25%
Đúng rồi !
Hôm nay, bạn còn lượt làm bài tập miễn phí.
Hãy
đăng nhập
hoặc
đăng ký
và xác thực tài khoản để trải nghiệm học không giới hạn!
OLMc◯2022
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây