Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
Câu 1: Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ nhà Tào Tháo:
- Khi Huyền Đức bị Tào Tháo triệu đến bất ngờ, "sợ tái mặt". Lúc ngồi uống rượu càng dè dặt.
- Khi Tào Tháo nói trong trời đất chỉ có sứ quân và Tào xứng làm anh hùng, Huyền Đức bất giác giật mình mà đánh rơi cả thìa, đũa. Bèn ngụy cho đó là tại tiếng sấm vang lên chỗ đám mây đằng xa.
=>Tâm trạng: bất an, đề phòng.
=> Cách hành xử: cẩn trọng, khéo léo.
Câu 2: Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất, có thể đánh giá Tào Tháo là một tay đa nghi, là gian hùng, nhìn thấu bản chất của con người.
- Cách đối xử của Tào với Lưu Bị cho thấy: Tào Tháo hiểu được bản chất của Lưu Bị, có cách đối đãi với người anh hùng. Vì thế Tào Tháo cho Lưu Bị ở nhờ, tìm cách thu phục Lưu Bị dưới trướng của mình. => Bản chất gian hùng của Tào Tháo.
- Qua những lần đối ứng với Lưu Bị về người anh hùng và định nghĩa: "Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất". => Bản chất thông minh, cơ trí, nhìn thấu bản chất của con người. Hơn nữa còn cho thấy sự đa nghi của Tào Tháo với mọi người.
Câu 3:
Những điểm khác nhau về tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo:
Tào Tháo (gian hùng) | Lưu Bị (anh hùng) |
- Thông minh cơ trí, trọng người có tài, tìm cách thu phục Lưu Bị. - Đa nghi, nhìn thấu bản chất con người khi nhìn ra đâu là anh hùng trong trời đất. => Nham hiểm, đa nghi, tự cao. |
- Thông minh, hành xử cẩn trọng, khéo léo khi nương nhờ nơi Tào Tháo. - Che giấu cảm xúc thật, hành xử để Tháo không nhận ra bản chất của mình. => Là người nhân nghĩa, khoan hòa, khiêm nhường. |
Câu 4: Cách kể chuyện trong đoạn văn hấp dẫn người đọc vì:
- Dẫn dắt khéo léo, lối kể chuyện hấp dẫn.
- Giọng văn khách quan, để người đọc tự cảm nhận.
- Lựa chọn được những chi tiết, tình tiết đặc sắc góp phần làm bộc lộ tính cách nhân vật.
- Xây dựng được hình tượng nhân vật điển hình đối lập nhau: gian hùng - anh hùng, xây dựng tính cách nhân vật thông qua cử chỉ, dáng điệu, tình huống giàu kịch tính.
- Đoạn văn cũng bộc lộ thái độ khen chê rành rọt của người viết. Ca ngợi một Lưu Bị khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây