Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 9. Cách mạng công nghiệp thời cận đại (P2) SVIP
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
a. Bối cảnh lịch sử
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ giữa thế kỉ XIX đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914).
Bối cảnh diễn ra cách mạng công nghiệp lần thứ hai:
- Nước Anh tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước khi đã đạt được những thành tựu quan trọng trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
- Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp như: đầu tư tư bản tài chính lớn, tài nguyên phong phú, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn gốc lao động dồi dào và hệ thống giao thông phát triển mạnh.
- Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, các ngành Vật lí, Hóa học, Sinh học,... đã đạt được nhiều thành tựu như: Thuyết vạn vật hấp dẫn (Niu-tơn), thuyết tiến hóa (Đác-uyn), Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng (Lô-mô-nô-xốp),….
b) Các thành tựu cơ bản
- Lĩnh vực luyện kim:
Phương pháp sử dụng lò cao để luyện gang lỏng thành thép của Hen-ri Bét-xme năm 1856 đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới.
=> Sản lượng thép tăng, chất lượng thép tốt hơn, giá thành rẻ hơn, giúp cho việc chế tạo máy móc và động cơ nhanh hơn, tạo thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải.
- Lĩnh vực điện:
+ Động cơ điện đầu tiên được phát minh bởi Mai-cơn Pha-ra-đây (1821).
+ Năm 1879, Thô-mát Ê-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện có sợi đốt trong (dòng điện một chiều). Ông đã cùng Giô-dép Goan thương mại hóa đèn điện => đưa ánh sáng đến mọi nơi.
+ Ni-cô-la Tét-la với những phát minh vĩ đại như: sáng tạo ra dòng điện xoay chiều (AC), cuộn dây Tesla (khả năng truyền tải điện không dây, sử dụng trong công nghệ vô tuyến), máy phát phóng đại, động cơ cảm ứng (động cơ không đồng bộ), vô tuyến truyền thanh (radio), tia X,…
Ý nghĩa: Tạo cơ sở ra đời cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.
- Lĩnh vực giao thông vận tải:
Trên cơ sở phát minh ra các động cơ đốt trong dùng xăng làm nguyên liệu đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay, đồng thời thúc đẩy việc khai thác dầu mỏ.
+ Năm 1886, chiếc xe hơi đầu tiên được phát minh bởi Can Ben.
+ Năm 1896, Hen-ri Pho chế tạo thành công chiếc xe hơi bốn bánh đầu tiên, sau đó là sự ra đời của dòng xe hơi Mô-đen T phổ biến trên thế giới => Hen-ri Pho đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp ô tô, áp dụng máy móc để xây dựng dây chuyền lắp ráp hàng loạt.
+ Năm 1903, hai anh em người Mĩ Vin-bơ Rai và Oóc-vin Rai chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên => sự ra đời của ngành hàng không thế giới.
Đặc trưng của cách mạng công nghệ lần thứ hai là chuyển nền sản xuất từ cơ khí hóa sang điện khí hóa, với việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn.
- Tác động đến chủ nghĩa tư bản:
- Làm cho chủ nghĩa tư bản chuyển sang một giai đoạn phát triển cao hơn => chủ nghĩa tư bản độc quyền tư nhân.
3. Ý nghĩa và tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
- Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế
- Thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều nguồn nguyên liệu mới, nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy công nghiệp phát triển.
- Nông nghiệp và giao thông vận tải, thông tin liên lạc có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều phương tiện giao thông, thông tin liên lạc mới xuất hiện, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện cuộc sống con người.
- Tác động về mặt xã hội, văn hóa
- Về mặt xã hội
+ Luân Đôn, Man-chét-xtơ, Pa-ri…. là những trung tâm công nghiệp mới cũng là những thành thị đông dân được hình thành và phát triển.
+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và vô sản làm thuê là hai giai cấp đối kháng mới được hình thành. Giai cấp tư sản gồm chủ xưởng, chủ nhà máy, chủ các hãng buôn và đồn điền,… Giai cấp vô sản là những người nông dân mất ruộng đất, mất tư liệu sản xuất,..
+ Các cuộc đấu tranh xảy ra do mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản.
- Về mặt văn hóa
+ Ngày càng trở nên phố biến lối sống và văn hóa công nghiệp.
+ Điện thoại, radio, điện ảnh,... xuất hiện đã làm phong phú và đa dạng hơn đời sống tinh thần của người dân.
+ Đẩy mạnh sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.
- Những vấn đề tiêu cực xuất hiện như: Ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em, sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây