Bài học cùng chủ đề
- Bài 8 (Phần I) - Bối cảnh lịch sử và đấu tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 - 1960
- Bài 8 (Phần II) - Chống Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ (1961 - 1965) và Kế hoạch 5 năm lần I của Đảng
- Bài 8 (Phần III) - Chống Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ (1965 - 1968) và miền Bắc chống phá hoại lần I, làm nghĩa vụ hậu phương
- Bài 8 (Phần IV) - Chống Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ (1969 - 1973) và miền Bắc chống phá hoại lần II, làm nghĩa vụ hậu phương
- Bài 8 (Phần V) - Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 8 (Phần III) - Chống Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ (1965 - 1968) và miền Bắc chống phá hoại lần I, làm nghĩa vụ hậu phương SVIP
BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
(1954 - 1975)
II - CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CHÍNH CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)
3. Giai đoạn 1965 - 1968
a) Miền Nam
* Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ
- Hoàn cảnh: thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đề ra chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Khái niệm: “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mỹ, quân đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn.
- Âm mưu: cố giành lại thế chủ động trên chiến trường.
- Thủ đoạn:
+ Mở các cuộc hành quân tìm diệt và bình định. Mở đầu là cuộc hành quân “Ánh sáng sao” vào vùng “đất thánh Việt Cộng”.
+ Mở liên tiếp 2 cuộc phản công chiến lược trong 2 mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967.
+ Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, Lào, Cam-pu-chia.
* Nhân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ
- Mặt trận quân sự:
+ Giành thắng lợi mở đầu ở Núi Thành (1965), Vạn Tường (1965).
→ Chứng minh khả năng thắng Mỹ, dấy lên phong trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng Nguỵ mà diệt”.
+ Chiến thắng trong hai mùa khô: 1965 - 1966 và 1966 - 1967.
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 trọng tâm là các đô thị.
→ Ý nghĩa:
-
Buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hoá” thừa nhận thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
-
Buộc Mỹ phản tuyên bố chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
-
Chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Pari.
Hình 1: Chiếc xe tăng M48 của Mỹ bị quân giải phóng bắn cháy nằm tại di tích chiến thắng Vạn Tường
- Mặt trận chính trị:
+ Ở thành thị, phong trào đấu tranh của công nhân, học sinh, sinh viên,… đòi Mỹ rút quân về nước, đòi tự do, dân chủ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.
+ Vị thế và uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
- Mặt trận ngoại giao:
+ 1967: đấu tranh ngoại giao được nâng lên thành một mặt trận.
+ 1968: đàm phán chính thức giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đại diện Chính phủ Mỹ diễn ra ở Pa-ri.
b) Miền Bắc
* Miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại:
- Chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ
+ Hoàn cảnh: cuối năm 1964 - đầu năm 1965, cùng với việc tiến hành “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng không quân và hải quân.
+ Mục đích:
-
Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
-
Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
-
Uy hiếp tinh thần và làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân 2 miền.
+ Hành động:
-
Ngày 5 - 8 - 1964: Mỹ dựng lên “sự kiện vịnh Bắc Bộ”.
-
Ngày 7 - 2 - 1965: Mỹ chính thức mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc (ném bom thị xã Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Vĩnh Linh).
+ Chủ trương của Đảng: thực hiện quân sự hóa toàn dân và huy động toàn dân chống giặc.
+ Kết quả:
-
Trong 4 năm bắn rơi và phá huỷ 3 242 máy bay, bắn chìm 143 tàu chiến của địch.
-
Cuối năm 1968 Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc.
- Về sản xuất:
+ Dấy lên phong trào thi đua yêu nước sôi nổi khắp mọi ngành, mọi giới, mọi lứa tuổi.
+ Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, quân - dân miền Bắc đã lập thành tích to lớn trong sản xuất và chiến đấu.
* Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn:
- Với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”.
- Quân - dân miền Bắc chi viện ngày càng lớn sức người sức của cho miền Nam.
Hình 2: Thửa ruộng vì Miền Nam của nông dân xã Hòa Lạc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây