Bài học cùng chủ đề
- Bài 8 (Phần I) - Bối cảnh lịch sử và đấu tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 - 1960
- Bài 8 (Phần II) - Chống Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ (1961 - 1965) và Kế hoạch 5 năm lần I của Đảng
- Bài 8 (Phần III) - Chống Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ (1965 - 1968) và miền Bắc chống phá hoại lần I, làm nghĩa vụ hậu phương
- Bài 8 (Phần IV) - Chống Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ (1969 - 1973) và miền Bắc chống phá hoại lần II, làm nghĩa vụ hậu phương
- Bài 8 (Phần V) - Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)
- Luyện tập bài 8_ Phần I
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 8 (Phần II) - Chống Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ (1961 - 1965) và Kế hoạch 5 năm lần I của Đảng SVIP
BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
(1954 - 1975)
II - CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CHÍNH CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)
2. Giai đoạn 1961 - 1965
a) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1960) được tổ chức tại Hà Nội:
- Đại hội đã xác định rõ nhiệm vụ chiến lược của cả hai miền là:
+ Miền Bắc: xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Miền Nam: đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. → Giải phóng miền Nam, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
- Đại hội xác định vai trò của cách mạng mỗi miền:
+ Miền Bắc: quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
+ Miền Nam: quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
+ Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó.
Hình 1: Đoàn Chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam,
( 5 - 9 - 1960)
b) Miền Bắc: kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965)
- Nhiệm vụ: xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội:
+ Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, củng cố.
+ Tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh.
+ Cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân,…
- Ý nghĩa:
+ Làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc.
+ Hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
c) Miền Nam
* Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ
- Khái niệm “Chiến tranh đặc biệt”: là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng lực lượng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.
- Âm mưu: “dùng người Việt đánh người Việt”.
- Biện pháp:
+ Kế hoạch Xta-lây Tây-lo bình định miền Nam trong 18 tháng.
+ Mỹ tăng cường viện trợ cho Diệm, đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự; trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
+ Lập ấp chiến lược (ấp tân sinh): Quốc sách - xương sống.
Hình 2: Chiến thuật “trực thăng vận” của Mỹ
* Nhân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ
- Chủ trương của Đảng:
+ Nổi dậy và tiến công trên ba vùng chiến lược: rừng núi - nông thôn đồng bằng - đô thị.
+ Sử dụng ba mũi giáp công: chính trị - quân sự - binh vận.
- Mặt trận quân sự:
+ 1963: chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho). → Chứng minh khả năng đánh Mỹ, dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc - giết giặc lập công”.
+ Cuối 1964 - đầu 1965: mở chiến dịch xuân - hè giành thắng lợi ở Bình Giã (Bà Rịa - Vũng Tàu), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước). → Từng bước làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Hình 3: Máy bay và trận địa của địch bị quân giải phóng tiêu diệt trong trận Ấp Bắc,
tháng 1 - 1963
- Mặt trận chính trị:
+ Phong trào đấu tranh ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng phát triển mạnh.
+ Các cuộc đấu tranh của học sinh - sinh viên, tín đồ Phật giáo (Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963),….
→ Góp phần đưa đến sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Mặt trận chống - phá ấp chiến lược:
+ Khẩu hiệu: “một tấc không đi, một li không rời”. → Biến ấp chiến lược của địch thành làng chiến đấu của ta.
+ Đến năm 1965: “Ấp chiến lược” - xương sống của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.
Hình 4: Phá “ấp chiến lược” khiêng nhà về nơi ở cũ
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây