Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 6. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 2) SVIP
III. QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THANH LONG
- Các giống thanh long phổ biến:
+ Giống ruột trắng: Bình Thuận, Chợ Gạo, LD17, LD18.
+ Giống ruột đỏ: LD5, TL4, TL5.
+ Giống thanh long vỏ màu vàng ít được ưa chuộng hơn giống vỏ đỏ.
- Thanh long có thể nhân giống bằng giâm cành hoặc gieo hạt.
1. Lựa chọn thời vụ trồng cây
- Thanh long có thể trồng quanh năm ở nơi có thể chủ động nước tưới.
- Ở vùng thiếu nước, nên trồng vào:
+ Đầu mùa mưa.
+ Tháng 4 - 5.
- Ở miền Bắc: Tránh trồng vào thời gian rét.
2. Xác định mật độ trồng cây
- Thanh long thường được trồng theo trụ:
+ Mật độ 900 - 1 000 trụ/ha (khoảng cách các trụ là 3 m x 3 m).
+ Mỗi trụ trồng 4 cây phân bố đều bốn hướng.
- Nếu trồng theo luống trên giàn:
+ Khoảng cách cây trên luống là 0,4 - 0,5 m.
+ Khoảng cách cây giữa hai luống là 2,5 - 3 m.
3. Chuẩn bị trụ hoặc giàn
- Thường dùng trụ bê tông để trồng cây thanh long.
- Trụ có:
+ Đường kính khoảng 20 - 25 cm.
+ Dài 2,5 m.
+ Chôn trụ sâu 50 - 70 cm.
- Kĩ thuật mới: Trồng cây có giàn đỡ như xà đơn chạy dọc theo luống:
+ Chiều cao giàn trên mặt đất khoảng 1 - 1,2 m.
4. Trồng cây
- Sau khi chôn trụ, đào đất, đắp ụ xung quanh trụ với bán kính 75 cm.
- Đối với kĩ thuật trồng theo giàn:
+ Làm đất tơi xốp.
+ Lên luống rộng 1,2 - 1,5 m.
- Bón:
+ 10 - 15 kg phân chuồng và 0,5 kg super lân hoặc lân nung chảy.
+ Có thể sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh thay thế cho phân chuồng với liều lượng 1 - 2 kg/trụ.
- Trộn đất tơi xốp rồi đặt cây giống.
- Lấp đất sâu khoảng 10 - 20 cm.
- Chú ý:
+ Đặt cây vào luống cao hơn mặt vườn.
+ Ở những vùng trũng, cần đào rãnh để thoát nước tốt.
5. Bón phân
Lượng phân cho một trụ:
* Bón phân ở thời kì trước khi thu hoạch quả:
- Bón ở giai đoạn từ khi trồng đến khi cây 2 năm tuổi:
+ Bón định kì mỗi tháng một lần cho mỗi trụ với liều lượng:
-
50 - 80 g đạm urea.
-
100 - 150 g phân NPK 20 - 20 - 15.
- Rải phân xung quanh và cách gốc 20 - 30 cm.
- Tưới nước ướt đẫm để phân nhanh tan.
* Bón phân ở thời kì thu hoạch quả:
- Từ năm thứ 3 (khi cây cho thu hoạch quả), lượng phân bón chia thành 6 lần.
=> Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
Lần | Thời điểm bón phân | Loại và lượng phân bón (kg/trụ/năm) |
1 | Sau khi tỉa cành (tháng 10 - 11) | 15 - 20 kg phân chuồng; 0,5 kg super lân; 0,1 kg đạm urea |
2 | Cách lần 1 khoảng 140 ngày | 0,15 kg đạm urea; 0,3 kg phân NPK; 0,25 kg phân KCl |
3 | Nuôi đợt cành trước khi ra hoa | 0,2 kg đạm urea; 0,6 kg phân NPK; 0,25 kg phân KCl |
4 | Khi cây ra hoa đợt 1 | 0,2 kg phân NPK |
5 | Khi cây ra hoa đợt 2 | 0,2 kg phân NPK |
6 | Khi cây ra hoa đợt 3 | 0,2 kg phân NPK |
6. Tưới nước
- Tưới cho cây thanh long:
+ Khoảng 30 - 50 lít/trụ.
+ 3 - 5 ngày một lần.
=> Để duy trì độ ẩm đất 65 - 80%.
- Nên áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt hoặc phun mưa.
=> Để tiết kiệm nước và công lao động.
- Sử dụng:
+ Màng phủ nylon.
+ Rơm rạ hoặc thân cây khô như đậu, ngô.
=> Để phủ gốc giữ ẩm và giảm cỏ dại.
7. Phòng trừ sâu, bệnh
- Sâu hại: Kiến, ốc sên, sâu khoang, ruồi đục quả, rệp.
- Bệnh hại:
+ Thối đầu cành.
+ Đốm nâu trên cành.
+ Đốm trắng.
+ Thán thư.
+ Thối quả (do vi khuẩn hoặc nấm).
- Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh:
+ Biện pháp cơ giới:
-
Bắt sâu.
-
Xịt mạnh bằng vòi nước đối với kiến, ốc sên.
-
Cắt bỏ cành bị sâu, bệnh nghiêm trọng.
+ Biện pháp canh tác:
-
Tăng cường bón phân hữu cơ.
-
Chọn cây giống sạch bệnh.
-
Tỉa cành, tạo tán thông thoáng.
-
Thoát nước tốt.
+ Biện pháp sinh học:
-
Phòng trừ bệnh: Sử dụng chế phẩm vi sinh có chứa Bacillus spp., Streptomyces spp., và Trichoderma spp.
-
Phòng trừ sâu: chế phẩm chứa nấm xanh, nấm trắng.
+ Biện pháp hóa học:
-
Dùng thuốc có thành phần thiamethoxam, acetamiprid,...
=> Trừ sâu khoang, ốc sên, rệp.
-
Dùng thuốc gốc đồng, thuốc gốc metalaxyl.
=> Để phòng trừ bệnh đốm nâu, thán thư.
8. Tỉa cành và tạo tán
* Mục đích:
- Giúp cây:
+ Thông thoáng.
+ Tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới.
+ Giảm sâu bệnh.
* Quy trình:
- Sau khi trồng 2 - 3 tuần:
+ Tỉa để lại 2 - 3 cành trên một gốc.
+ Dùng dây mềm buộc cố định sát với trụ, để rễ khí sinh bám chặt vào trụ.
=> Tránh bị gãy khi mưa, gió mạnh.
- Khi cành dài vượt khỏi đỉnh trụ khoảng 40 - 50 cm:
+ Tiến hành vắt qua đỉnh trụ hoặc xà ngang giàn và phân bố đều về các phía.
+ Dùng dây mềm buộc cố định cành.
- Từ năm thứ hai:
+ Tỉa để lại 1 - 2 cành cấp 1.
+ Trên mỗi cành cấp 1 tỉa để lại 2 - 3 cành cấp 2.
+ Khi cành cấp 1, cấp 2 đạt chiều dài khoảng 1,1 - 1,2 m:
-
Cắt bỏ phần đỉnh sinh trưởng để cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa, quả.
+ Tiến hành tỉa chồi, giữ 3 - 4 lứa cành/năm.
+ Thường xuyên tỉa bỏ:
-
Cành nhỏ.
-
Cành sâu bệnh.
-
Cành nằm khuất trong tán.
-
Cành đã cho quả 2 - 3 năm.
- Mỗi đoạn cành giữ lại 1 - 2 nụ/cành.
- Tỉa bỏ các nụ hoa còn lại khi có chiều cao từ 5 cm.
- Mỗi cành để lại 1 quả/đoạn cành.
- Sau khi hoa nở 6 - 8 ngày, tỉa bỏ bớt:
+ Quả nhỏ.
+ Quả có vết sâu bệnh.
+ Quả bị che khuất trong tán cây.
9. Điều khiển ra hoa, đậu quả
- Điều kiện ra hoa của cây thanh long:
+ Cần thời gian chiếu sáng ngày dài để phân hoá mầm hoa.
- Phương pháp chiếu sáng bổ sung:
+ Chiếu sáng bổ sung 4 - 5 giờ mỗi đêm.
=> Để kích thích cây ra hoa trái vụ từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
+ Thời gian chiếu sáng: từ 15 - 25 đêm tính từ trước ngày cây xuất hiện nụ.
- Tăng khả năng đậu quả:
+ Kết hợp biện pháp cắt tỉa, bón phân và thụ phấn khi xử lí cây thanh long ra hoa bằng chiếu sáng bổ sung.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây