Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 6. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 1) SVIP
Cây thanh long:
- Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Trung Mỹ.
- Được trồng tại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX, do người Pháp mang đến.
- Được sản xuất thành sản phẩm hàng hóa từ cuối những năm 1980.
- Trồng chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang.
Quả thanh long:
- Giàu vitamin C, calcium, phosphorus.
- Có thể ăn tươi hoặc chế biến thành các sản phẩm như kem, bánh, kẹo, phở,...
I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC
1. Rễ
- Cây thanh long có hai loại rễ:
+ Rễ địa sinh:
-
Phát triển từ lõi trong thân cây.
-
Phân bổ ở tầng đất 0 - 30 cm.
-
Nhiệm vụ: hút chất dinh dưỡng để nuôi cây.
+Rễ khí sinh:
-
Mọc dọc theo thân trong không khí.
-
Bám vào trụ, giúp cây lên trụ đỡ.
2. Thân và cành
- Thanh long là cây thân mềm.
- Thân và cành:
+ Thường có ba cánh dẹp, màu xanh.
+ Khi cắt ngang cành:
-
Bên ngoài chứa diệp lục.
-
Bên trong là lõi cứng hình trụ.
+ Thân:
-
Chứa nhiều nước.
=> Giúp cây chịu hạn tốt.
+ Mỗi năm cây mọc 3 - 4 đợt cành.
3. Lá
- Lá thanh long tiêu biến thành gai.
- Sát với gai có mầm ngủ.
=> Có thể phân hóa thành hoa hoặc cành mới.
4. Hoa
- Hoa thanh long:
+ Là hoa lưỡng tính.
+ Kích thước lớn.
+ Chiều dài trung bình 25 - 35 cm.
- Cây thanh long ra hoa vào tháng 4 - 10.
+ Hoa nở ban đêm và tập trung vào lúc 20 - 23 giờ.
+ Từ lúc nở đến lúc hoa tàn khoảng 2 - 3 ngày.
e. Quả
- Quả thanh long to, hình bầu dục.
- Khối lượng khi trưởng thành dao động khoảng 300 - 500 g (tùy theo giống).
- Thời gian từ lúc nở hoa đến khi thu hoạch quả khoảng 22 - 30 ngày.
- Khi còn non:
+ Quả có màu xanh với nhiều tai lá xanh.
- Khi chín:
+ Quả có nhiều màu sắc khác nhau (tùy vào từng giống cây).
- Có 3 loại quả thanh long:
+ Loại quả vỏ màu đỏ đến tím và thịt quả màu trắng.
+ Loại quả vỏ màu đỏ đến tím và thịt quả màu đỏ đến tím.
+ Loại quả vỏ màu vàng và thịt quả màu trắng.
II. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH
1. Nhiệt độ
- Thanh long ưa nhiệt độ cao (thích hợp ở 25 - 35°C).
- Chịu hạn tốt.
=> Thường được trồng ở các vùng nóng.
- Nếu trồng ở nơi nhiệt độ quá cao:
+ Mầm hoa khó hình thành.
+ Cây sẽ không có nhiều quả.
2. Ánh sáng
- Cây thanh long ưa trồng ở những nơi có cường độ ánh sáng mạnh.
- Nếu cây bị che nắng:
+ Thân cây sẽ gầy yếu.
+ Cây chậm cho quả và số quả ít.
3. Độ ẩm
- Thanh long là cây chịu hạn tốt.
- Nếu cây thiếu nước:
+ Hoa rụng.
+ Quả nhỏ.
=> Làm giảm năng suất và chất lượng quả.
- Lượng mưa thích hợp cho vùng trồng thanh long:
+ Dao động khoảng 800 – 2.000 mm/năm.
+ Phân bố đều trong năm.
- Nếu lượng mưa quá cao sẽ dẫn đến rụng hoa và thối quả.
4. Đất
- Thanh long được trồng trên nhiều loại đất như:
+ Đất xám bạc màu.
+ Đất phèn.
+ Đất đỏ.
- Nên chọn đất trồng có:
+ Tỉ lệ cát khoảng 30 - 40%.
+ Tầng canh tác khoảng 30 - 50 cm.
+ Hàm lượng chất hữu cơ cao.
+ Không bị nhiễm mặn.
+ Độ pH thích hợp: 6,0 - 7,5.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây