Bài học cùng chủ đề
- Bài 6. Dân số, lao động và việc làm (phần 1)
- Bài 6. Dân số, lao động và việc làm (phần 2)
- Bài 6. Dân số, lao động và việc làm (phần 3)
- Luyện tập bài 6. Dân số, lao động và việc làm (phần 1)
- Luyện tập Bài 6. Dân số, lao động và việc làm (phần 2)
- Video Bài 6. Dân số, lao động và việc làm (phần 1)
- Video Bài 6. Dân số, lao động và việc làm (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 6. Dân số, lao động và việc làm (phần 3) SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
III. LAO ĐỘNG
1. Đặc điểm nguồn lao động
a. Số lượng lao động
- Năm 2021, lực lượng lao động của nước ta là 50,6 triệu người, chiếm 51,3% tổng số dân.
- Với mức tăng như hiện nay, bình quân mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1 triệu lao động.
b. Chất lượng lao động
- Nguồn lao động nước ta sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, cùng với truyền thống được tích luỹ qua nhiều thế hệ.
- Chất lượng lao động ngày càng tăng, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng => Đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
2. Sử dụng lao động
a. Trong các ngành kinh tế
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cơ cấu lao động ở nước ta cũng chuyển dịch tích cực:
- Tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm.
- Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng.
b. Theo thành phần kinh tế
Quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế và khu vực đã làm thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta:
- Tỉ lệ lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm.
- Tỉ lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
c. Theo khu vực thành thị và nông thôn
- Nước ta có 18,5 triệu lao động ở khu vực thành thị và 32,1 triệu lao động ở khu vực nông thôn (năm 2021).
- Cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn có xu hướng tăng tỉ lệ lao động thành thị.
III. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM
1. Hiện trạng
- Sự phát triên của các ngành kinh tế, đa dạng hoá các loại hình sản xuất và sự ra đời của nhiều hoạt động dịch vụ mới đã tạo thêm nhiều việc làm mỗi năm.
- Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là vấn đề cần được quan tâm trong phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2021:
+ Tỉ lệ thất nghiệp của nước ta là 3,20%, trong đó thành thị là 4,33% và nông thôn là 2,50%.
+ Tỉ lệ thiếu việc làm của cả nước là 3,10%, trong đó thành thị là 3,33% và nông thôn là 2,96%.
2. Giải pháp
- Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều lao động.
- Nâng cao năng lực dự báo về nhu cầu việc làm.
- Tăng cường đào tạo nghề, chủ động xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề.
- Đào tạo lao động các ngành gắn với ứng dụng công nghệ tiên tiến, các ngành khoa học nền tảng cho phát triển khoa học - công nghệ.
- Tăng cường truyền thông chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về giải quyết việc làm, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây